Trang

Hệ lụy sở hữu chéo cổ phần ngân hàng

Xuất phát điểm của sở hữu chéo cổ phần giữa các ngân hàng không bắt nguồn từ mục tiêu lợi nhuận, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất như đang thịnh hành hiện nay. Tuy nhiên tình trạng sở hữu chéo cổ phần đang đưa tới việc tạo ra những liên minh ngân hàng, khiến cho việc quản lý của Nhà nước trở nên phức tạp. Nếu không được kiểm soát đúng mức, nguy cơ rủi ro hệ thống không phải là không có.

Khách hàng giao dịch tại Vietcombank. Ngân hàng này hiện là tổ chức tín dụng sở hữu nhiều nhất cổ phần của những ngân hàng khác
Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank hiện là tổ chức tín dụng sở hữu nhiều nhất cổ phần của những ngân hàng khác. Sau khi thoái vốn khỏi Ngân hàng TMCP Gia Định (tên mới là Bản Việt - Viet Capital Bank), Vietcombank đang còn là cổ đông của SaigonBank, Eximbank, Quân đội, Phương Đông... với tỷ lệ nắm giữ tại mỗi nơi khác nhau.

Việc tham gia của Vietcombank vào những tổ chức tín dụng đó là dấu ấn của quá khứ. Nhiều năm trước, khi việc thành lập hệ thống ngân hàng cổ phần được thực thi, Nhà nước chủ trương phải có đại diện của mình trong mỗi ngân hàng và Vietcombank đã góp vốn với tư cách cổ đông nhà nước.

Sự hiện diện của Vietcombank nhằm mục đích giúp Nhà nước hạn chế những hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ pháp lý nếu có từ phía các ngân hàng cổ phần. Trong bối cảnh bấy giờ, sự thận trọng này là cần thiết. Ngoài ra xét từ góc độ nghiệp vụ, Vietcombank đã chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh với tất cả các ngân hàng họ góp vốn, thậm chí chia sẻ cả nhân lực. Trong đội ngũ lãnh đạo của không ít ngân hàng hiện tại, một số người gốc gác là từ Vietcombank.

Xuất phát điểm của sở hữu chéo cổ phần giữa các ngân hàng, như vậy, không bắt nguồn từ mục tiêu lợi nhuận, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất như đang thịnh hành hiện nay. Những năm 2006-2007, một số ngân hàng cổ phần góp vốn vào việc khai sinh những ngân hàng mới ở vai trò cổ đông lớn. Theo Luật các tổ chức tín dụng, họ chỉ được sở hữu tối đa 11% vốn của một ngân hàng. Để lách quy định trên, có ngân hàng lập các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các công ty này cũng trở thành cổ đông của ngân hàng mới. Kết quả là những nhóm cổ đông có mối quan hệ ràng buộc đã khống chế hoạt động của ngân hàng nơi họ sở hữu cổ phần chi phối.  

Cơ chế “xóa sổ” sẽ hình thành?

Sở hữu chéo cổ phần về bản chất không đơn giản chỉ là giữa các ngân hàng. Nó liên quan đến các doanh nghiệp, nhất là một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước - những đơn vị đang bắt buộc thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Trong đợt xếp loại các tổ chức tín dụng vừa qua, thành phần của nhóm 4 (nhóm yếu kém, không được tăng trưởng tín dụng trong sáu tháng đầu năm) bao gồm chủ yếu các ngân hàng mới ra đời và cá biệt có ngân hàng lâu năm nhưng vướng vào các khoản nợ xấu lớn.

“Rút ruột” là thành ngữ phổ biến hiện nay đề cập đến việc các nhóm cổ đông sở hữu chéo cổ phần ngân hàng vay mượn lẫn nhau trong mối quan hệ chằng chịt, khiến cho việc thu hồi vốn khó khăn và nợ xấu tiềm ẩn cao hơn bao giờ hết.
Việc rút vốn của doanh nghiệp sẽ để lại khoảng trống về năng lực tài chính của những ngân hàng nhóm 4. Tuy nhiên vấn đề không dừng lại ở đấy. Tháo gỡ sở hữu chéo đòi hỏi trước hết phải xử lý nợ xấu. Khi nợ xấu đã giải quyết xong, những ngân hàng này cũng không thể tự đứng trên đôi chân của mình do năng lực quản trị và sức cạnh tranh yếu. Họ phải sáp nhập vào những ngân hàng khác và sự biến mất của một số cái tên là điều không tránh khỏi.

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần kể: “Chúng tôi được gợi ý xem xét ngân hàng X. Công bằng mà nói ngân hàng này có bộ máy nhân sự và mạng lưới không đến nỗi nào, nhưng nợ xấu lớn quá. Giải quyết xong là coi như hết vốn điều lệ, chúng tôi đành từ chối”.

Hầu hết ngân hàng cổ phần lành mạnh không muốn “dính líu” đến ngân hàng nhóm 4. Bây giờ Ngân hàng Nhà nước chỉ còn trông cậy vào Vietinbank, BIDV, Vietcombank để thực hiện tiến trình tái cơ cấu. Sở hữu chéo sẽ được giải quyết dứt điểm. Không còn cơ chế, thí dụ Vietcombank, nắm giữ bao nhiêu phần trăm cổ phần ngân hàng X nói trên, mà là Vietcombank mua ngân hàng đó theo giá trị còn lại được kiểm toán xác định, sau đó có thể gộp lại, ghi nhận tăng vốn điều lệ cho Vietcombank, còn ngân hàng kia bị xóa sổ. Nếu đó là ngân hàng niêm yết, khả năng sẽ bị hủy niêm yết trước khi bị mua là điều có thể xảy ra.

Không giống như giữa các doanh nghiệp, công ty bị mua trở thành công ty con của đơn vị đi mua, ngân hàng bị mua có thể bị cơ cấu lại, trở thành chi nhánh của ngân hàng đi mua. Tại sao ư? Tại vì không thể tồn tại một ngân hàng con trong khuôn khổ một ngân hàng lớn kiểu ngân hàng mẹ - ngân hàng con được. Một ngân hàng thương mại là một khối thống nhất, nó có thể có các công ty hoạt động chuyên về nghiệp vụ riêng như công ty mua bán nợ, khai thác tài sản; công ty cho thuê tài chính; công ty chứng khoán...nhưng không thể có ngân hàng X trực thuộc Vietcombank chẳng hạn.

Sở hữu chéo và nhóm lợi ích

Vào cuối năm ngoái Việt Nam có 37 ngân hàng TMCP. Sau khi SCB, Tín Nghĩa, Đệ Nhất hợp nhất, còn lại 35 ngân hàng. Trong số này, như tuyên bố của Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến, có mươi ngân hàng không lành mạnh, cần tiếp tục tái cơ cấu. Khoảng 20-25 ngân hàng cổ phần là số lượng mà cơ quan quản lý cho rằng thích hợp và hướng tới.

Tình trạng sở hữu chéo cổ phần đang đưa tới việc tạo ra những liên minh ngân hàng, khiến cho việc quản lý của Nhà nước trở nên phức tạp. Một mặt những ngân hàng liên kết có thể tạo dựng sức cạnh tranh mạnh hơn trong việc hợp vốn cho vay dự án tầm cỡ, hỗ trợ thanh khoản lẫn nhau, chia sẻ thông tin về khách hàng... Mặt khác, nếu không được kiểm soát đúng mức, nó cũng tạo điều kiện cho việc cho vay tập trung vào những đối tượng có quan hệ với cổ đông lớn, dồn tín dụng cho những lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán. “Rút ruột” là thành ngữ phổ biến hiện nay đề cập đến việc các nhóm cổ đông sở hữu chéo cổ phần ngân hàng vay mượn lẫn nhau trong mối quan hệ chằng chịt, khiến cho việc thu hồi vốn khó khăn và nợ xấu tiềm ẩn cao hơn bao giờ hết.

Từ liên minh đến hình thành những nhóm lợi ích trong lĩnh vực ngân hàng là khoảng cách ngắn. Trong khi các cơ quan quản lý cấp bộ, ngành có xu hướng tiếp thị chính sách để việc ban hành chúng gần hơn với thực tế cuộc sống, thì các nhóm lợi ích tỏ ra không kém sắc sảo trong vận động hành lang nhằm làm cho cơ chế, chính sách nghiêng về phía bảo vệ quyền lợi của họ.

Nếu cơ chế càng không minh bạch, công khai, nhóm lợi ích càng dễ hiện hữu. Thí dụ gần nhất là phân loại ngân hàng. Có tổ chức tín dụng đang là con nợ của những khoản vay lớn liên ngân hàng, vừa được tái cấp vốn nhưng vẫn được tăng trưởng tín dụng ở mức 15%. Có ngân hàng nợ xấu thấp, chấp hành nghiêm chỉnh quy định, không bao giờ vi phạm trần lãi suất hay tỷ lệ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích...song vẫn chỉ được tăng trưởng tín dụng 8%. Và trên hết, dư luận vẫn chưa thể biết một cách chính xác nhóm bốn cụ thể có tên những ngân hàng nào. Một ngân hàng khi được hỏi về hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay đã trả lời thế này: “Chỉ tiêu tăng trưởng của chúng tôi dưới 15%”. Lập lờ như thế khiến dư luận có thể hiểu ngân hàng đó thuộc nhóm 2, 3 hay 4 cũng đều được cả.

Thung lũng Silicon: Cơ hội của các CEO trẻ tuổi

Các nhà đầu tư tư bản cho biết, chưa bao giờ lượng tiền đầu tư cho các giám đốc điều hành dưới 21 tuổi lên cao như hiện tại.

Ông Marc Andreessen và các nhà đầu tư mạo hiểm khác cũng cho biết những doanh nhân mà họ hiện đang đầu tư chỉ ở độ tuổi 18, 19, đang là học sinh cấp 3, vừa học lập trình máy tính, vừa có những dự án tự do đầy tham vọng và tự học trên Internet.

Các doanh nhân trẻ tuổi cũng là khách hàng mục tiêu của các nhà đầu tư do mô hình công ty của họ thường không đòi hỏi nhiều vốn. Ông Joe Kraus, nhà đầu tư mạo hiểm vào Goolge cho biết: Thông thường, một công ty muốn khởi nghiệp phải cần 10 triệu đến 20 triệu USD tiền vốn khởi nghiệp và các nhà đầu tư chắc chắn không muốn đổ số tiền lớn như vậy cho một doanh nhân trẻ, kể cả họ có là người tài năng nhất.

Kraus là người đỡ đầu cho Airy Labs, một công ty phát triển game giáo dục do Andrew Hsu, một CEO 20 tuổi đã kiếm thêm 1,5 triệu USD cho công ty.

Brian Wong, 20 tuổi, hiện đang điều hành công ty mạng Kiip, đã phát triển được số vốn đầu tư từ Hummer Winblad Venture Partners và các nhà đầu tư khác lên thêm 4 triệu USD.

Zuckerberg, rời Harvard sau hai năm đã làm cho thế giới phải nhìn nhận lại những người bỏ học. Peter Thiel, nhà đầu tư đầu tiên vào Facebook, đồng sáng lập PayPal cũng khuyến khích những người trẻ xin tài trợ từ các chương trình nghiên cứu hai năm, tạm thời nghỉ học để tới San Francisco theo đuổi đam mê kinh doanh.

Josh Buckley, Giám đốc Điều hành của một công ty game online mới thành lập đã bán một công ty khi còn học phổ thông với số tiền mà theo như Buckley là không dưới 6 con số, nâng số vốn đầu tư từ Andreessen Horowitz và các nhà đầu tư khác lên hơn 1 triệu USD.

Nhưng Buckley không phải là người trẻ nhất sáng lập và bán công ty. John Collison, 16 tuổi bắt đầu khởi nghiệp và cùng với người anh trai sắp 19 tuổi của mình lúc bấy giờ sáp nhập với một công ty khác tên là Automatic. Sau đó, họ quyết định bán lại công ty mới này cho một công ty của Canada với giá 5 triệu USD tiền mặt và cổ phiếu.

Hầu hết các doanh nhân trẻ tuổi cho biết họ có đam mê xây dựng hơn là bán công ty của mình.

Tuy nhiên, ông Marc Andreessen, một nhà đầu tư mạo hiểm cho biết: “Ở một mức độ nhất định, các CEO không nên trẻ hơn thế, nếu không thì chúng tôi sẽ rơi vào tình trạng như đang đầu tư vào vườn trẻ.”

Dọn sẵn điều kiện đón dự án công nghệ cao

Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghệ cao, CNTT, công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam không ngừng gia tăng với sự xuất hiện của các tên tuổi hàng đầu.
Tập đoàn Intel (Mỹ) trở thành một trong những nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài có vốn đăng ký lớn nhất tại Việt Nam (1 tỷ USD), Samsung (Hàn Quốc) đặt nhà máy tại Bắc Ninh, Canon (Nhật Bản) khẳng định Việt Nam là thị trường chiến lược khi lần lượt đầu tư 3 nhà máy.
Trong khi đó, Robert Bosch (Đức) đang chờ phê duyệt việc tăng gần gấp đôi vốn đầu tư vào nhà máy sản xuất linh kiện ô tô mới thành lập tại Long Thành Đồng Nai, từ 55 triệu euro lên 100 triệu euro vào năm 2015.
Bên cạnh các khoản đầu tư trực tiếp này, nhiều NĐT khác cũng tham gia đầu tư vào lĩnh vực công nghệ (sản xuất lẫn cung cấp dịch vụ) ở Việt Nam thông qua việc mua lại cổ phần, đầu tư vốn như cách của các quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc mua lại toàn bộ một DN tại chỗ. Một khảo sát của Nexus Group cho thấy các thương vụ M&A trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ cao tại Việt Nam đã đạt giá trị 111,5 triệu USD, chiếm 4,2% (trong TOP 10 ngành diễn ra M&A mạnh nhất).
Năm 2012, tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước tiềm ẩn nhiều khó khăn, bất ổn. Tuy nhiên, dòng vốn FDI vào lĩnh vực công nghệ dường như vẫn đang chọn Việt Nam là một điểm đến đầy tiềm năng.
Theo ông Tomoyuki Kimura, Trưởng Đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam: "Năm 2012, tình hình thu hút NĐT nước ngoài (dưới dạng tổ chức) của Việt Nam sẽ không dễ vì vấp phải sự cạnh tranh của nhiều nền kinh tế khác trong khối ASEAN. Tuy vậy, điều này không đồng nghĩa với việc NĐT sẽ quay lưng.
Khảo sát của hãng CNBC mới đây, cho thấy, Việt Nam đang đứng thứ 7 trong TOP 10 thị trường có triển vọng tăng trưởng tốt nhất thế giới (trong bảng xếp hạng này còn có Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Philippines...). Theo đó, với chi phí sản xuất thấp, thị trường trẻ, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều NĐT lớn".
Còn ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cho biết: Chúng tôi đã tiếp xúc với nhiều NĐT, họ thể hiện mong muốn mua lại các công ty sẵn có trong nước để phát triển nhanh hơn, bởi, nếu không nhanh chân, DN Trung Quốc sẽ đến trước. Hơn nữa, giá trị của công ty Việt Nam trung bình chỉ vài triệu USD, sau khi mua lại, DN nước ngoài sẽ có nguồn nhân lực và thị trường. Ngoài ra, đặt chân vào thị trường Việt Nam, tức đặt vào khối ASEAN và nằm cạnh một thị trường tiêu thụ rộng lớn như Trung Quốc.
"Phần lớn các công ty CNTT nước ngoài muốn vào Việt Nam hiện nay đã chọn giải pháp mua lại hoặc sáp nhập (M&A) với những công ty trong nước đang hoạt động. Chẳng hạn như trường hợp của Hewle Packard (HP), họ cũng đã mua lại một công ty trong Công viên Phần mềm Quang Trung (từng làm gia công cho công ty con HP) để tiếp nhận nguồn nhân lực của DN này", ông Dũng nói.
Còn tại Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP):Năm 2011, SHTP đã tiếp xúc với 65 nhà đầu tư, đối tác nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực: vi điện tử, CNTT, viễn thông, công nghệ sinh học, dịch vụ công nghệ cao, cơ khí chính xác ... và đã có 12 dự án mới với tổng vốn 165,7 triệu USD được cấp phép đầu tư. Lũy kế đến nay tại Khu công nghệ cao đã có 57 dự án đầu tư với tổng vốn 2,03 tỉ USD, số vốn đã giải ngân là 706,6 triệu USD.
Chính vì thế, ông Lê Hoài Quốc - Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) cho rằng: "Năm 2012, dù có những khó khăn do kinh tế bất ổn, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, giải phóng mặt bằng chậm ... SHTP vẫn đặt mục tiêu thu hút khoảng 10 - 12 dự án với số vốn 160 triệu USD, giá trị xuất khẩu đạt 1,5 tỉ USD. Đồng thời, triển khai kế hoạch thu hút đầu tư vào Khu không gian khoa học, khu Internet city".
Cùng có chung niềm tin, ông Huỳnh Ngọc Phiên - TGĐ Công ty CP phát triển KCN Amata Việt Nam dự đoán: để đón đầu làn sóng các dự án FDI công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ, Công ty Amata Việt Nam sẽ xây dựng một Khu công nghệ cao 420 ha trong dự án Amata Express có tổng diện tích khoảng 1.300 ha, nằm sát dự án đường cao tốc lên sân bay quốc tế Long Thành, Đồng Nai, tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỉ USD.
Hiện Amata Việt Nam đang cố gắng hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc cấp phép tại Đồng Nai, khởi công xây dựng dự án vào đầu năm 2013 với hình thức xây dựng kiểu cuốn chiếu, có mặt bằng tới đâu xây dựng tới đó cho đến khi hoàn thành cả khu đô thị. Thời gian xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao mất khoảng 7 năm và hai khu đô thị hiện đại là khoảng 15 năm.
Tuy nhiên, để thanh công với các dự án công nghệ cao, ông David Đỗ, Giám đốc điều hành Vietnam Investments Groupvẫn cảnh báo: Nhà đầu tư nước ngoài phân loại DN công nghệ ở Việt Nam thành hai dạng: công ty gia công xuất khẩu và công ty CNTT trong nước (có thị trường tiêu thụ nội địa). NĐT thường quan tâm yếu tố nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ và người lãnh đạo DN mà họ nhắm đến, xem người chủ DN có đi theo xu hướng mới hay không; bởi những điều đã mang tính ổn định sẽ khó có cơ hội mang lợi nhuận cao.
Đây cũng là tiêu chí trước đây quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Venture bỏ vốn vào Công ty GES Global (tọa lạc tại Khu công nghệ cao TP.HCM). Bởi, GES là công ty đầu tiên tại Việt Nam nâng cấp thành công máy sản xuất các thiết bị bán dẫn cho đối tác Nhật Bản Tokyo Electron Ltd.

Tạo đột phá phát triển kinh tế

Quá trình tái cấu trúc Doanh nghiệp Nhà nước đòi hỏi phải kiên định, quyết đoán, chấp nhận hy sinh để đạt được mục tiêu cơ bản của tái cấu trúc. Để đánh giá đúng thực trạng của Doanh nghiệp Nhà nước hiện nay, vấn đề cốt lõi là tìm ra những tồn tại đích thực và bất cập của nó.


Cách làm cơ bản là phải có cuộc điều tra để xác định rõ, cụ thể, chuẩn xác thực trạng của Doanh nghiệp Nhà nước, từ đó mới đưa ra được những giải pháp phù hợp. Xin trích đăng ý kiến chuyên gia về vấn đề này.

Phải có quyết Tâm thực hiện - PGS.TS HOÀNG TRẦN HẬU, Phó Giám đốc Học viện Tài chính:

Trong dài hạn (đến năm 2020), Nhà nước chỉ nên tập trung vào chức năng ổn định vĩ mô, duy trì hạ tầng cho sự phát triển. Nhà nước nên đầu tư vào hạ tầng và khoa học công nghệ, vai trò kinh doanh nên để cho các doanh nhân thực thụ thực hiện.

Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước không phải ở số lượng lớn doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ mà ở năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; ở việc nắm giữ các khâu then chốt có khả năng định hướng, điều tiết và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Vì thế, giải pháp thực hiện tái cấu trúc Doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới sao cho hiệu quả cần xem xét, nghiên cứu, đánh giá lại mô hình TĐ kinh tế nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực.

Các TĐ kinh tế nhà nước chỉ tập trung vào những ngành nghề chính được giao. Hệ thống các công ty con được thành lập chỉ là những doanh nghiệp đóng vai trò ngành nghề phụ trợ.

Bên cạnh đó phải xóa bỏ các ngân hàng, công ty tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm trong các TĐ kinh tế nhà nước; thoái vốn nhà nước do các Doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ở các định chế tài chính. Vấn đề này cần được sớm giải quyết để khắc phục, ngăn chặn luồng tín dụng “bừa bãi” gây tình trạng nợ xấu cho các TĐ kinh tế.

Quản trị doanh nghiệp quyết định sự sống còn và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế, giúp họ vững vàng, tự tin và chủ động hơn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững.

Tái cấu trúc Doanh nghiệp Nhà nước với trọng tâm tái cấu trúc TĐ, TCT là hết sức cần thiết vì mô hình TĐ kinh tế hiện nay có rất nhiều vấn đề cần phải xem xét lại. Những biểu hiện thực tế cho thấy nó đã trở nên lỗi thời với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội.

Tái cấu trúc để tạo hệ thống mới, tốt hơn chứ không phải là sự khai tử đối với khu vực Doanh nghiệp Nhà nước. Việc tái cấu trúc sẽ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tư tưởng, nhận thức, lợi ích của rất nhiều chủ thể, trong đó có cả nhóm lợi ích. Nhưng nó sẽ là một cuộc cách mạng, tạo đột phá thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước, chúng ta cần quyết tâm thực hiện triệt để.

Tách chức năng quản lý nhà nước và đại diện chủ sở hữu - TS. ĐẶNG ĐỨC ĐẠM, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh:

Khi Nhà nước vừa quản lý hành chính vừa là chủ sở hữu (CSH) vốn sẽ có sự lẫn lộn và thiên vị trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Vì vậy, cần thiết phải tách riêng cơ quan thực hiện chức năng CSH vốn để tạo sự thống nhất về chính sách và bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Để thực hiện chức năng đại diện CSH vốn nhà nước tại các Doanh nghiệp Nhà nước, không nên giao bộ, UBND cấp tỉnh trực tiếp làm đại diện. Thay vào đó, nên thành lập một cơ quan nhà nước chuyên trách giám sát và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Mô hình thực hiện chức năng đại diện CSH vốn nhà nước nên có 2 cấp.

Ở cấp doanh nghiệp, chức năng đại diện CSH vốn nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua các TCT đầu tư tài chính nhà nước tương tự như SCIC và các TĐ kinh tế nhà nước. Cùng với việc kiện toàn SCIC đang hoạt động hiện nay, tùy theo nhu cầu nên thành lập thêm một số TCT đầu tư tài chính nhà nước kiểu như SCIC để có thể làm đầu mối thực hiên chức năng đại diện CSH vốn nhà nước ở tất cả các TCT và Doanh nghiệp Nhà nước độc lập.

Ở cấp này, việc quản lý vốn nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua phương thức đầu tư vốn; các công ty mẹ của TĐ, TCT đầu tư vốn vào các công ty con, và quản lý các công ty con với tư cách là đại diện CSH vốn nhà nước đã đầu tư vào công ty con đó.

Ở cấp quản lý nhà nước, chức năng đại diện CSH vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện tập trung bởi một cơ quan nhà nước chuyên trách giám sát và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Cơ quan này được giao quản lý trực tiếp các TĐ, TCT và các SCIC, có chức năng chuyên trách, tập trung và thống nhất thực hiện quyền CSH nhà nước tại các doanh nghiệp với vai trò cổ đông, thành viên hoặc CSH công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Cơ quan đặc trách quản lý vốn nhà nước này không có chức năng quản lý hành chính nhà nước, không tham gia hoạch định chính sách (trừ những chính sách áp dụng riêng cho khu vực Doanh nghiệp Nhà nước).

Cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm

Các chỉ số chứng khoán đã tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 27-2, sau khi giảm nhẹ cuối tuần qua. Dòng tiền tiếp tục ở lại thị trường khi thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao. Tâm điểm chú ý của phiên này vẫn là các cổ phiếu ngân hàng.
Thị trường chứng khoán lại có những phiên sôi động
Đã có 8/9 mã trong nhóm cổ phiếu ngân hàng của 2 sàn tăng giá. Nổi bật nhất trên sàn TPHCM là STB khi mã này tăng trần, với dư mua dày đặc, trong 2 tháng qua, STB đã tăng hơn 26,3%. Còn ở sàn Hà Nội, HBB có dư mua  tới 9,5  triệu cổ phiếu với giá trần không thể khớp vì không ai bán ra cổ phiếu này. Mức tăng của HBB được các công ty chứng khoán lý giải là do giá cổ phiếu này đã quá thấp, (5.500 đồng/cổ phiếu). Cuối tuần rồi, HBB cũng khớp lệnh được hơn 14 triệu cổ phiếu. HBB tăng hơn 23% từ sau tết.

Phiên chốt lời cuối tuần đã khiến không ít dự báo cho rằng xu hướng giảm sẽ kéo dài đến đầu tuần này, tuy thế với lực mua ào ạt đổ vào sàn, đã hấp thụ hết lượng cổ phiếu đặt bán giúp cho VN-Index kết phiên tăng trở lại 4,98 điểm (1,18 %) lên 428,4 điểm. Chỉ số VN30-Index đạt mức tăng cao hơn, với 8,08 điểm (1,69%) lên 485,85 điểm. Trong rổ tính VN30 chỉ có 4 mã giảm giá, 4 mã giữ giá tham chiếu, còn lại 22 mã tăng giá, với nhiều mã tăng trần.

Thanh khoản của sàn TPHCM vẫn khả quan với 65,3 triệu chứng khoán được giao dịch, giá trị đạt 931,1 tỉ đồng.

Không khí mua bán sôi động cũng diễn ra tại sàn Hà Nội. Chỉ số HNX-Index chốt phiên tăng 2,09 điểm (3,12%) lên 69,16 điểm. Giao dịch tiếp tục giữ được mức cao với 71,36 triệu cổ phiếu được mua bán, giá trị đạt hơn 627 tỉ đồng.

Theo số liệu từ Công ty Chứng khoán Bản Việt, thì tới thời điểm hiện tại, VN-Index đã tăng đến hơn 21%, lớn hơn nhiều so với mức tăng cao nhất khoảng 14% của các thị trường trong khu vực châu Á.

Bản Việt cho rằng trong thời gian tới, cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ tiếp tục được quan tâm khi nhà đầu tư ngày càng tin rằng việc quy định mức tăng trưởng tín dụng và cải cách hệ thống ngân hàng là nhằm củng cố chất lượng hoạt động tốt hơn cho toàn hệ thống.

Còn theo Công ty Chứng khoán TPHCM (HSC), thị trường sẽ tiếp tục nỗ lực tăng điểm và các chỉ số có thể sẽ tiếp tục tăng trong tuần này do có nhiều nhà đầu tư chỉ mới vừa tham gia thị trường và có nhiều dấu hiệu cho thấy tiền của các nhà đầu tư tổ chức vẫn còn chưa giải ngân.

Việt Nam Con Rồng chuyển mình sau 27 năm


Việt Nam đã đổi thay rất nhiều kể từ sau khi thống nhất đất nước năm 1975, với những điểm nổi bật dưới đây sẽ khiến thế giới bất ngờ về Việt Nam.

Hơn 27 năm qua, Việt Nam có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Trong năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của cộng đồng kinh tế toàn cầu thông qua đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Từ đó, Việt Nam trở thành quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ và phát triển kinh tế sản xuất, dịch vụ từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống.

1. Việt Nam phát triển kinh tế nhanh thứ hai châu Á

Đất nước Việt Nam từng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Đi lên từ nhũng nổi đau mất mát ấy, Việt Nam đã nhanh chóng chuyển mình sau hơn một phần tư thế kỉ. Những quyết định cải cách theo đường lối “đổi mới” của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư lớn từ nước ngoài cũng như phát triển nội tại thúc đẩy nền kinh tế đất nước đứng thứ hai châu Á sau Trung Quốc. Đó là thành công mà nước ngoài không thể ngờ Việt Nam sẽ đạt được sau những gì đã phải trải qua trong chiến tranh.

Trong thời kỳ này, kinh tế Việt Nam đã mở rộng hơn bất kỳ một nền kinh tế châu Á nào khác, với tăng trưởng GDP tính trên đầu người hàng năm là 5,3%. Đáng nói hơn khi mức tăng trưởng này vẫn duy trì ổn định trước khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra vào những năm 1990 và trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái. Từ năm 2005 đến 2010 kinh tế Việt nam vẫn duy trì mức tăng trưởng 7%/năm, mạnh hơn nhiều so với  những nền kinh tế châu Á khác.

2. Việt Nam đang đi lên từ cây lúa

Một loại cây lương thực quý đối với người Việt
Nền kinh tế Việt Nam không còn chỉ xoay quanh nông nghiệp. Trong thực tế, đóng góp từ nông nghiệp vào GDP của đất nước đã giảm từ 40% xuống 20% sau 15 năm, điều mà thế giới chưa từng chứng kiến ở bất kì quốc gia Châu Á nào khác. Nếu so với 29 năm của Trung Quốc và 41 năm của Ấn Độ để đạt được điều tương tự, sẽ không quá khi gọi đó là sự thành công của Việt Nam. Sự thay đổi lao động từ Nông nghiệp chuyển sang Công nghiệp và Dịch vụ đã góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam. Kết quả, phần đóng góp của nông nghiệp vào GDP đất nước đã giảm thêm 6,7% trong khi phần đóng góp của công nghiệp tăng thêm 7,2%.

3. Đứng trong Top đầu thế giới về xuất khẩu nhiều mặt hàng Nông sản

Việt Nam đang dẫn đầu thế giới trong việc xuất khẩu các loại mặt hàng nông sản như Hạt tiêu, Hạt điều, Cà phê và Gạo. Trong năm 2010, Việt Nam cung cấp cho thế giới 116.000 tấn gia vị, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo và cà phê sau Thái Lan. Và chỉ sau Brazil về xuất khẩu cà phê, lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 3 lần chỉ trong 4 năm. Việt Nam đứng thứ 5 thế giới trong sản xuất chè và thứ 6 toàn cầu về xuất khẩu hải sản như cá, tôm.

4. Việt Nam không phải bản sao của các nước Châu Á

Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ một phần nhờ nhân công giá rẻ mà còn vì nhân công Việt Nam có tay nghề cao, tư duy sáng tạo và kinh nghiệm. Không những vậy, chính sách của Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài giống nhiều nước châu Á. Tuy nhiên có rất nhiều điểm khác biệt. Đầu tiên, kinh tế Việt Nam thúc đẩy tiêu dùng cá nhân mạnh hơn. Tiêu dùng hộ gia đình ở Việt Nam chiếm 65% GDP, con số đáng mơ ước của nhiều nước châu Á trong khi tại Trung Quốc chỉ đạt 36%. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế nhanh của Trung Quốc dựa vào xuất khẩu và tiền vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt cao tuy nhiên, Việt Nam cân bằng hơn giữa sản xuất và dịch vụ và mỗi cái chiến khoảng 40% GDP. Tăng trưởng Việt Nam rộng rãi hơn và có sự cạnh tranh trên nhiều mặt góp phần tăng tính ổn định của phát triển kinh tế.

5. Là nam châm thu hút đầu tư nước ngoài

Việt Nam đang đứng đầu danh sách những thị trường mới nổi hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Khảo sát của Economist Intelligence Unit (EIU), một tạp chí uy tín kinh tế Anh đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ tư trong danh sách những nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài nhất thế giới. Chỉ sau Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Số FDI chảy vào Việt Nam tăng từ 3,2 tỷ USD năm 2003 lên 71,7 tỷ USD năm 2008 trước khi tụt xuống 21,5 tỷ USD vào năm 2009 do suy thoái toàn cầu. Ngoài ra, lượng du khách tới Việt Nam đã tăng 1/3 so với năm 2005.

6. Một số cơ sở hạ tầng Việt Nam tiên tiến hơn Philippines và Thái Lan


Ảnh minh họa
Việt Nam có những đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng. Nhằm phục vụ phát triển kinh tế, Việt Nam đã xây dựng hệ thống đường xá khá hiện đại và quy mô. Mật độ đường đã lên tới 0,78km/km vuông vào năm 2009, cao hơn mật độ ở Philippines và Thái Lan, hai nền kinh tế phát triển mạnh. Ngoài ra, điện lưới đã được kéo đến 96% lãnh thổ đất nước gồm cả những khu vực vùng sâu vùng xa. Nhiều sân bay, cảng biển được xây dựng nhằm phục vụ vận chuyển hàng hóa và giao thương giữa Việt Nam và quốc tế.

7. Thế hệ trẻ Việt Nam đều được phổ cập Internet

Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, được đào tạo tốt và ngày càng tiếp cận nhiều với khoa học công nghệ. Số thuê bao điện thoại ở Việt Nam hiện đạt 170 triệu trong đó có 154 triệu là thuê bao di động. Ngoài ra, số thanh niên Việt Nam tiếp xúc với Internet dù chỉ đạt 31%, nhưng đã có những gia tăng theo cấp số cộng hàng năm. Ngoài ra, trong năm 2010, Việt Nam đã đạt 7,7 triệu thuê bao Internet qua mạng 3G, một con số đáng ngạc nhiên.

8. Ngân hàng Việt Nam thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển nội tại

Ngân hàng Việt Nam thúc đẩy doanh nghiệp trong nước
Ngân hàng Việt Nam đang cho các doanh nghiệp và công ty trong nước vay một số lượng tiền lớn với mức tăng tới 33% mỗi năm. Nó cho thấy sự năng động của nền kinh tế Việt Nam tuy nhiên điều này cũng gây ra những lo ngại nợ xấu có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và người nộp thuế.

9. Việt Nam đang mất cân đối về lực lượng lao động

Lực lượng lao động trẻ và sự chuyển dịch nhanh chóng từ lao động nông nghiệp sang công nghiệp đã tạo ra những động lực cho tăng trưởng của Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai sự thúc đẩy đó đang có dấu hiệu suy yếu dần nên sự tăng trưởng của Việt Nam được dự báo sẽ giảm xuống trong thập kỉ tới. Chính vì lẽ đó, Việt Nam phải tăng hiệu suất lao động nhằm duy trì tăng trưởng của nền kinh tế.

10. Ngoài ra, Việt Nam còn trở thành điểm hàng đầu cho các dịch vụ gia công

Có hơn 100.000 người đã làm việc trong ngành dịch vụ gia công và lao động xuất khẩu. Một số công ty đa quốc gia nổi tiếng đã thiết lập hoạt động ở Việt Nam gồm Hewlett-Packard, IBM, Panasonic. Trên thực tế, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong 10 địa điểm hàng đầu thế giới về lĩnh vực này, do có số lượng sinh viên đã tốt nghiệp tương đối lớn, mức lương trung bình. Giá thuê một lập trình viên phần mềm ở Việt Nam chưa đầy 60% giá thuê một nhân công tương tự ở Trung Quốc. Ngoài ra, những lao động trong các lĩnh vực khác cũng tìm đến Việt Nam để làm việc và sinh sống ngày càng nhiều chứng tỏ Việt Nam là một thị trường hứa hẹn.
Bách Thảo - The Website Nguyễn Bảo Hoàng

Giới siêu giàu châu Á và thú chơi máy bay tư nhân

Nếu bạn có tiền và muốn khoe khoang, chỉ sắm mỗi dinh thự xa hoa, xe limousine và du thuyền dường như vẫn chưa đủ. Với giới siêu giàu ở châu Á, sở hữu một chiếc máy bay phản lực tư nhân đã trở thành biểu tượng đẳng cấp tối thượng.

Chiếc Embraer Legacy 650 của Thành Long đậu ở Singapore (Nguồn: AFP)
Các nhà sản xuất máy bay phản lực chuyên phục vụ doanh nhân đang tìm cách thu hút hàng ngũ ngày càng tăng lên các tỉ phú và triệu phú đô la xuất hiện rất đông tại Hội chợ hàng không Singapore, đã đi tới hồi kết vào cuối tuần.

Công ty Embraer của Brazil, vốn nhận đơn đặt hàng của minh tinh Thành Long (Jackie Chan) mua chiếc phản lực tư nhân Legacy 650, với màu trắng đỏ và vàng độc đáo, lấy cảm hứng từ loài rồng trong văn hóa Trung Quốc, đã đưa chiếc máy bay này tới triển lãm ở Singapore.

Ngôi sao võ thuật Hong Kong, vốn có hàng lượng khổng lồ người hâm mộ ở Trung Quốc, đã được chọn làm đại sứ thương hiệu đầu tiên của hãng sản xuất máy bay. Chiếc máy bay 13 chỗ ngồi, với giá niêm yết 31,5 triệu USD, là một trong các phản lực tư nhân được trưng bày tại cuộc triển lãm, bên cạnh hãng Bombardier của Canada và Gulfstream Aerospace Corp ở Mỹ.

"Châu Á - Thái Bình Dương, như mọi người điều biết, là một thị trường đang tăng trưởng rất tuyệt" - chủ tịch Embraer, ông Ernest Edwards, cho biết.

Châu Á giờ là nơi trập trung tâm triệu phú thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, với Trung Quốc và Ấn Độ đang sản sinh ra những người giàu mới với tốc độ chóng mặt, theo một nghiên cứu do công ty Merrill Lynch Global Wealth Management & Capgemini tiến hành.

Các nhà sản xuất máy bay phản lực tư nhân đang chăm sóc một đội ngũ những người gọi là "có lượng tài sản siêu cao" và các gia đình với tài sản đầu tư có giá ít nhất 30 triệu USD.

Con số của họ đã tăng lên 23.000 người trong năm 2010 ở châu Á, trong khi tạp chí Forbes ước tính riêng Trung Quốc đã có gần 150 tỉ phú.

Một chiếc Phenom 1000 thuộc loại "nhập môn" do Embraer sản xuất có giá khởi điểm 4,055 triệu USD, một con số rất mời gọi, hấp dẫn với các khách hàng tiềm năng.

Embraer kỳ vọng rằng họ sẽ bán được lượng máy bay trị giá 40 - 48 tỉ USD tại châu Á trong 10 năm tiếp theo, với một nửa là ở Trung Quốc.

Công ty mang chiếc phản lực tư nhân đầu tiên tới châu Á cho một khách hàng không nêu danh hồi năm 2004 và giờ có 40 chiếc như vậy đang bay lượn trong vùng.

Không muốn bị bỏ ngoài cuộc, Gulfstream đã mở văn phòng kinh doanh ở Bắc Kinh và thành lập một dự án đầu tư mạo hiểm để điều hành hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy bay tư nhân tại sân bay quốc tế ở thủ đô Bắc Kinh.

Đây sẽ là công ty sản xuất máy bay phản lực tư nhân đầu tiên cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và đại tu cho khách hàng ở Trung Quốc. Chủ tịch Hỗ trợ Sản phẩm của Gulfstream, ông Mark Burn nói rằng về lâu dài dịch vụ sẽ mở rộng ra để giúp đưa công ty lên vị trí số 1 tại Trung Quốc về thị phần và danh tiếng.
Gulfstream nói rằng gần nửa đơn đặt hàng của họ trong quý 3/2011 tới từ châu Á Thái Bình Dương và hơn 40 chiếc đã sử dụng tại Trung Quốc. Tháng 10 năm ngoái, Gulfstream mới nhận đơn đặt hàng bán 20 chiếc phản lực tư nhân cho công ty cho thuê máy bay Minsheng Leasing tại Trung Quốc.

Muốn giành phần trong chiếc bánh ngọt Trung Quốc là công ty Sino Jet có trụ sở ở Hong Kong, một công ty chuyên về phản lực tư nhân đã được thành lập hồi tháng 5 năm ngoái bởi doanh nhân người Trung Quốc Jenny Lau, một ông trùm nhà băng.

Công ty của Lau, được thuê bởi Jacky Chan để chăm sóc chiếc máy bay riêng của ông, còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho khách hàng, từ bảo trì máy bay, tới việc cho thuê đội lái, lên lịch bay và tổ chức bữa ăn trong chuyến bay.

"Tôi tin đây là một ngày công nghiệp đang bùng nổ ở Trung Quốc. Với lợi thế văn hóa và ngôi ngữ, chúng tôi nắm ưu thế tuyệt đối thông qua việc khởi động lĩnh vực làm ăn này" - Lau nói với AFP./.

Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt khởi sắc

Sau khi đồng loạt mất điểm trong phiên 16/2, chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 17/2 đã đồng loạt đảo chiều đi lên ngay từ lúc mở cửa phiên, trong bối cảnh các nhà đầu tư tạm quên đi những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Eurozone sau khi Phố Wall có phiên tăng mạnh đêm trước.

Ảnh minh họa.
Đóng cửa phiên 17/2, tất cả các thị trường trong khu vực đều đồng loạt tăng điểm. Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite đóng cửa nhích nhẹ 0,32% lên 2.357,18 điểm.

Màu xanh cũng bao phủ trên hai thị trường lớn khác của khu vực là Nhật Bản và Hong Kong. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 mở cửa tăng vọt ngay hơn 2% (+2,02%) lên 9.424,74 đểm - mức cao nhất của chỉ số này trong vòng 6 tháng qua và chốt phiên ở mức 9.384,17 điểm, tăng 1,58%, tương đương cộng thêm 146,07 điểm.

Phiên này, các nhà đầu tư Nhật Bản được cổ vũ bởi các số liệu tích cực mới công bố ngày 16/2 từ nền kinh tế đầu tàu Mỹ cùng việc ngân hàng trung ương nước này bất ngờ nới lỏng tín dụng vào đầu tuần, nên đã mạnh tay mua vào cổ phiếu. Tương tự, tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng bật tăng từ đầu cho tới cuối phiên, với mức tăng 214,34 điểm (+1,01%) lên 21.491,62 điểm.

Các thị trường lớn khác như Australia, Hàn Quốc, Đài Loan và Phần Lan cũng đều tăng điểm, với các mức tăng lần lượt là 0,33%; 1,30%; 1,91% và 0,1%.

Chứng khoán châu Âu mở cửa phiên cùng ngày cũng đồng loạt khởi sắc, khi cả ba chỉ số chính của khu vực đều bật xanh trở lại, với FTSE 100 của London đang tạm dẫn 0,46%; CAC-40 của Paris thêm 0,96% và DAX 30 của Đức tiến thêm 0,87%.

Trong một thông báo gửi tới khách hàng, Barclays Capital nhận định rằng Mỹ đang tiếp tục là một trong những điểm sáng nhất của kinh tế toàn cầu, trong khi tình hình của Hy Lạp đã bớt u ám. Những tiến triển mới nhất này đã khích lệ tinh thần của các nhà đầu tư, khiến tâm lý ưa thích đầu tư mạo hiểm quay trở lại.

Ngoài ra, thị trường còn được hậu thuẫn bởi thông tin cho biết Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có kế hoạch hoán đổi các trái phiếu nợ của Hy Lạp mà họ nắm giữ lấy những trái phiếu mới khi các cuộc đàm phán về vấn đề tái cấu trúc nợ của Hy Lạp được hoàn tất. Kế hoạch này khiến Athens tiến gần hơn tới khả năng được nhận gói cứu trợ lần hai của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đồng nghĩa với việc khả năng vỡ nợ được tạm thời lùi xa.

Đêm trước (16/2) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ cũng đảo chiều bật lên mạnh mẽ khi thị trường đón nhận những số liệu kinh tế tích cực. Lượng người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước tiếp tục giảm đi và rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2008, trong khi lĩnh vực xây dựng nhà trong tháng Một vừa qua cũng bắt đầu cho thấy xu hướng hồi phục.

Đóng cửa phiên ngày 16/2, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng mạnh, trong đó Dow Jones Industrial Average ghi thêm 122,76 điểm (+ 0,96%) lên 12.903,71 điểm - mức cao nhất kể từ tháng 5/2008 đến nay; trong khi S&P 500 tiến thêm 14,82 điểm (+1,10%) lên 1.358,05 điểm và Nasdaq tăng thêm 44,02 điểm (+1,51%) lên 2.959,85 điểm.

Tuy nhiên, ngược lại với sự phục hồi mạnh của Phố Wall, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày hầu như lại chìm trong sắc đỏ do các nhà đầu tư không còn hứng thú với việc đầu tư vào các tài sản rủi ro như cổ phiếu khi họ ngày càng lo ngại hơn về tình hình Hy Lạp. Những số liệu tích cực của kinh tế Mỹ phần nào cải thiện được tâm lý của giới đầu tư và góp phần vực dậy các thị trường vào cuối phiên.

Đóng cửa phiên 16/2, FTSE 100 của London giảm 0,12% xuống 5.885,38 điểm; DAX 30 của Đức lùi nhẹ 0,09 xuống 6.751,96 điểm, song CAC-40 của Paris lại tăng nhẹ 0,09% lên 3.393,25 điểm. Các thị trường lớn khác trong khu vực cũng giảm điểm, với Milan để mất 0,87% và Madrid lùi 2,1%./.

Quỹ CyberAgent của Nhật đầu tư vào công ty phần mềm Hộp màu

Quỹ Đầu tư mạo hiểm CyberAgent Ventures (Nhật) đã đầu tư số tiền khoảng nửa triệu đô la Mỹ vào Công ty TNHH Phần Mềm Hộp Màu (ColorBox).
>> Xem thêmQuỹ CyberAgent của Nhật đầu tư vào Nhaccuatui.com 
ColorBox sản xuất ứng dụng di động cho các trò chơi, gồm Rip Off
Theo ông Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng đại diện quỹ này tại Việt Nam, các sản phẩm của ColorBox chủ yếu là các ứng dụng di động trên nền tảng iOS (Apple) và Android (Google), và sau khi được đầu tư, công ty này sẽ tập trung phát triển thêm nhiều ứng dụng trong lĩnh này.

ColorBox hoạt động trong lĩnh vực sản xuất những ứng dụng di động về giải trí, trò chơi cho điện thoại thông minh bán tại thị trường Mỹ. Ngoài ra, công ty này còn phát triển ứng dụng cho kho ứng dụng của Samsung và Nokia tại Việt Nam.

Ông Dũng cho biết sau hơn 2 năm xuất khẩu ứng dụng di động cho thị trường Mỹ, Colorbox đã đạt được những kết quả đáng kể như trò chơi Rip Off đã từng ở vị trí số hai trong bảng xếp hạng của kho ứng dụng Apple, với số lượt tải lên đến hơn 1,5 triệu trong một tuần.

Hiện quỹ CyberAgent Ventures tại Việt Nam đã đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước gồm VNG, VMG, Vật Giá Việt Nam, VGame, Baokim, CleverAds, Di Động Xanh, NhacCuaTui.com.

Ông Dũng cho hay, khoảng 80% các công ty mà quỹ này đầu tư phát triển đạt kỳ vọng của CyberAgent Ventures.
Theo TBKTSG

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT.
3 lãnh đạo của quỹ và chứng khoán Bản Việt giữ vị trí chủ chốt tại ngân hàng

Sau khi ngân hàng TMCP Gia Định đổi tên thành ngân hàng Bản Việt, đội ngũ lãnh đạo của ngân hàng có sự thay đổi lớn. Số người trong ban lãnh đạo tăng từ 15 người lên 18 người. Bà Nguyễn Thanh Phượng thay ông Đỗ Duy Hưng làm Chủ tịch HĐQT, ông Lê Trung Việt cũng không còn giữ chức Tổng giám đốc ngân hàng.

Cụ thể, Hội đồng quản trị được tăng từ 6 thành viên lên 8 thành viên, với 6 thành viên cũ của ngân hàng Gia Định trước đây và 2 thành viên mới là bà Nguyễn Thanh Phượng và ông Tô Hải, lãnh đạo quỹ Bản Việt và công ty chứng khoán Bản Việt.

>> Xem thêm để biết Bà Nguyễn Thanh Phượng là ai?

1. Bà Nguyễn Thanh Phượng - Chủ tịch HĐQT

Bà Nguyễn Thanh Phượng

Bà Phượng sinh năm 1980, hiện cũng là Chủ tịch HĐQT của 3 công ty bao gồm: công ty quản lý quỹ Bản Việt, công ty chứng khoán Bản Việt và công ty bất động sản Bản Việt.

Bà Phượng tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên nghành Quản trị tài chính của trường Đại học Quốc Gia Geneva, Thụy Sĩ.

Trước đó, trong đại hội cổ đông bất thường của GiaDinhBank ngày 3/11/2011, có thông tin cho rằng bà Phượng chỉ giữ chức thành viên hội đồng quản trị ngân hàng này.

2. Ông Nguyễn Văn Cựu - Phó Chủ tịch HĐQT

Ông Cựu sinh năm 1972, ông nguyên là Phó Chủ tịch thường trực HĐQT GiaDinhBank.

Ông Cựu là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường đại học IMPAC - Mỹ, ông có bằng cử nhân kinh tế chuyên ngành Tài chính - Tín dụng, cử nhân Luật.

3. Ông Đỗ Duy Hưng - Thành viên HĐQT


Ông Hưng sinh năm 1974, nguyên là Chủ tịch HĐQT GiaDinhBank. Ông tốt nghiệp trường Đại học Tài chính kế toán TPHCM, chuyên ngành tài chính doanh nghiệp và có bằng thạc sĩ Tài chính do đại học công nghệ Sydney cấp.

Trước đó, có thông tin cho rằng ông Hưng vẫn tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT sau khi ngân hàng Gia Định đổi tên thành ngân hàng Bản Việt.

4. Ông Lê Trung Việt - Thành viên HĐQT


Ông Việt sinh năm 1966, nguyên là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc ngân hàng Gia Định.

Ông tốt nghiệp trường Đại học ngân hàng TPHCM, chuyên ngành tiền tệ tín dụng.


5. Bà Trần Tuấn Anh - Thành viên HĐQT


Bà Tuấn Anh sinh năm 1976, nguyên là thành viên HĐQT ngân hàng Gia Định.

Bà tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng và có bằng Thạc sĩ Luật kinh tế.


6. Ông Tô Hải - Thành viên HĐQT


Ông Tô Hải là thành viên được bầu mới vào HĐQT ngân hàng Bản Việt. Ông Hải sinh năm 1973, hiện cũng giữ chức thành viên HĐQT, Tổng giám đốc công ty Chứng khoán Bản Việt.

Trước đó, ông là Giám đốc chi nhánh của công ty chứng khoán Bảo Việt (2003 - 2007); Trưởng phòng tư vấn - Công ty chứng khoán Đông Á (2002 - 2003); Chuyên viên phân tích - Công ty chứng khoán Bảo Việt (2001 - 2002); Cán bộ dự án - Công ty viễn thông liên tỉnh, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (1997 - 2000).

Ông có bằng Cử nhân Quản trị công nghiệp của Đại học Bách Khoa TPHCM và bằng Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của đại học Sydney, Úc.

7. Ông Đỗ Hà Nam - Thành viên HĐQT độc lập


Ông Nam sinh năm 1956, nguyên là thành viên HĐQT độc lập ngân hàng Gia Định và hiện là Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Intimex, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam

Ông Nam có bằng cử nhân Bách Khoa và cử nhân Kinh tế, trường đại học Ngoại thương.

8. Ông Nguyễn Ngọc Bích - Thành viên HĐQT độc lập

Ông Bích sinh năm 1945, nguyên là thành viên HĐQT độc lập ngân hàng Gia Định.

Ông Bích tốt nghiệp cử nhân Trường Luật Sài Gòn năm 1972 và thạc sĩ luật Trường Đại học Luật Harvard. Ông làm nghề luật từ 1974 cho đến nay, chuyên về công ty, luật kinh doanh và thương mại.


Ban Kiểm soát vẫn giữ nguyên số lượng 3 thành viên những đã có thay đổi về nhân sự từng vị trí, trong đó có bầu thêm 1 thành viên của công ty quản lý quỹ Bản Việt.

1. Bà Trịnh Thị Kim Dung - Trưởng ban kiểm soát

Bà Dung được bầu giữ chức vụ này thay ông Lý Công Nha.

2. Bà Trần Thị Bông


Bà Bông sinh năm 1981, nguyên là thành viên ban kiểm soát ngân hàng Gia Định.

Bà có bằng cử nhân ngoại ngữ và cử nhân Luật kinh tế.

3. Ông Phạm Anh Tú - Thành viên ban Kiểm soát


Ông Tú là thành viên ban kiểm soát được bầu mới, thay cho bà Nguyễn Bích Thủy.

Ông hiện là Giám đốc tài chính quỹ Bản Việt, trưởng đại diện văn phòng Hà Nội của quỹ Bản Việt, Trưởng Ban kiểm soát công ty chứng khoán Bản Việt.

Trước đó, ông Tú từng là Giám đốc phát triển kinh doanh của Ngân hàng Citibank - Chi nhánh TPHCM, đảm trách các hoạt động phát triển kinh doanh và chiến lược phát triển Công ty.

Ông cũng có hơn 14 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, quản trị thuế và kiểm soát hoạt động doanh nghiệp tại HSBC, công ty IKEA Việt Nam, công ty Novartis Việt Nam.

Ông Tú tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp tại Đại học Tài chính Kế toán TPHCM năm 1996.

Ban điều hành được tăng số lượng thành viên từ 6 người lên 7 người. Ông Lê Trung Việt không còn giữ chức Tổng giám đốc mà thay bằng ông Đỗ Duy Hưng, thành viên HĐQT ngân hàng Bản Việt và nguyên là chủ tịch HĐQT ngân hàng Gia Định trước đây.

Ông Nguyễn Duy Phú không còn là Phó Tổng giám đốc ngân hàng mà có thêm 2 thành viên mới là bà Trần Tuấn Anh - thành viên HĐQT ngân hàng và ông Nguyễn Hoài Nam, thành viên hoàn toàn mới.

1. Ông Đỗ Duy Hưng - Tổng giám đốc


Ông Duy Hưng được bổ nhiệm chức vụ này thay ông Lê Trung Việt. Trước đó, ông Hưng giữ chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng Gia Định.

Sau khi ngân hàng này đổi tên thành Bản Việt, ông Hưng giữ chức thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc.


2. Bà Phạm Thị Mỹ Chi - Phó Tổng giám đốc


Bà Chi sinh năm 1964, nguyên là Phó Tổng giám đốc thường trực ngân hàng Gia Định.

Bà Chi có bằng cử nhân Tài chính ngân hàng.

3. Ông Trần Văn Thái Bình - Phó Tổng giám đốc


Ông Bình sinh năm 1975, nguyên là Phó Tổng giám đốc thường trực ngân hàng Gia Định.

Ông Bình có bằng cử nhân Tài chính ngân hàng.

4. Bà Trần Tuấn Anh - Phó Tổng giám đốc


Bà Trần Tuấn Anh là thành viên được bầu mới vào ban điều hành ngân hàng.

Hiện bà cũng giữ chức vụ thành viên HĐQT ngân hàng Bản Việt.

5. Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Tổng giám đốc


Bà Hà sinh năm 1968, nguyên là Phó Tổng giám đốc ngân hàng Gia Định.

Bà có bằng cử nhân Tài chính ngân hàng.

6. Bà Đỗ Sông Hồng - Phó Tổng giám đốc


Bà Hồng sinh năm 1975, nguyên là Phó Tổng giám đốc ngân hàng Gia Định.

Bà có bằng thạc sĩ Tài chính ngân hàng.

7. Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng giám đốc

Ông Nam là thành viên hoàn toàn mới trong ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt.

Ngân hàng Bản Việt hiện (VietCapital Bank) có trụ sở chính tại 112 - 118 Hai Bà Trưng, phường Đakao, quận 1, TPHCM (trụ sở cũ ngân hàng Gia Định), 3 chi nhánh tại TPHCM, và các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, Đăk Lăk.

Từ 20 - 27/2, ngân hàng sẽ khai trương thêm 3 chính nhánh mới tại Tiền Giang, An Giang và Đồng Nai.


Trong tháng 10, theo nguồn tin của Thời báo kinh tế Sài Gòn, một nhóm cổ cổ đông đã mua lại 30% vốn của GiaDinhBank từ cổ đông lớn nhất VietcomBank.
Đến ngày 3/11, Đại hội cổ đông bất thường của GiaDinhBank đã thông qua đổi tên thành ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) và tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.
Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Gia Định
(đã đổi tên thành ngân hàng Bản Việt từ 3/11/2011)

Theo Gafin

Bà Nguyễn Thanh Phượng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank

Sau khi đổi tên, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) chính thức công bố cơ cấu tổ chức nhân sự lãnh đạo mới.
Theo thông tin vừa công bố, bà Nguyễn Thanh PhượngChủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank, thay người tiền nhiệm là ông Đỗ Duy Hưng (hiện đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc).


Ngày 9/1/2012, Ngân hàng Gia Định (GiaDinhBank) chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với tên gọi mới là Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank).

Bà Phượng hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt, Công ty Chứng khoán Bản Việt và Công ty bất động sản Bản Việt.
Bà Phượng sinh năm 1980, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Geneva. Bà từng là Phó giám đốc tài chính của Holcim Vietnam, tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Thụy Sỹ; từng là Giám đốc đầu tư của Quỹ đầu tư Thụy Sỹ VietnamHolding, niêm yết tại thị trường chứng khoán Luân Đôn, AIM.
Trong cơ cấu mới, Hội đồng Quản trị của Viet Capital Bank có 8 thành viên; Ban kiểm soát có 3 thành viên; Ban điều hành có 7 thành viên.
Bà Nguyễn Thanh Phượng.

Trước đó, ngày 9/1/2012, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Gia Định (GiaDinhBank) chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với tên gọi mới là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank). Hoạt động sáp nhập này là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất của thị trường tài chính Việt Nam năm vừa qua.
Trong năm 2011, kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng (đảm bảo yêu cầu vốn pháp định) của ngân hàng này cũng là một sự kiện thu hút sự chú ý của thị trường. 

Thị trường mua theo nhóm chờ đợi đột phá mới

Sau khi Công ty VNG chính thức tuyên bố đóng cửa dịch vụ mua theo nhóm Zing Deal vào ngày 8-2-2012, nhiều lo ngại về sự sụp đổ hàng loạt của các website khác đang hoạt động theo loại hình mua theo nhóm. Cánh cửa thị trường tuy hẹp nhưng vẫn mở và chờ đợi những cú đột phá mới.
Mua theo nhóm vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng - Ảnh minh họa: Internet

"Zing Deal không thất bại"

Theo một chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam nhận định, việc Zing Deal tuyên bố đóng cửa là một động tác cho thấy Zing (thuộc Công ty cổ phần VNG) có chiến lược đúng đắn. Dù nhìn chung Zing Deal không thất bại, nhưng đối với riêng Zing, họ có những mục tiêu và kỳ vọng cao hơn mà Zing Deal không thuộc nhóm này - nên Zing quyết định không tiếp tục với Zing Deal nữa.

"Đối với các công ty mua theo nhóm khác ở nhóm dưới, việc mảng kinh doanh theo nhóm này có tầm quan trọng như thế nào đến sự sinh tồn của những công ty đó sẽ quyết định họ sẽ làm gì. Nếu vẫn có lãi và lãi này quan trọng cho họ thì họ vẫn tiếp tục. Nhưng khả năng một công ty ở nhóm dưới có thể bứt phá để lọt vào nhóm bốn công ty mạnh nhất là rất thấp - vì thị phần quá chênh lệch giữa nhóm bốn công ty này với nhóm còn lại".

Dịch vụ Zing Deal chính thức ra mắt từ tháng 11-2010, giai đoạn thị trường mua theo nhóm đang rất sôi động với hàng loạt các website, dịch vụ có mô hình hoạt động giống với Groupon (càng nhiều người mua giá sản phẩm/dịch vụ càng rẻ) cùng ra mắt. Trong số đó có các "ông lớn" như Nhommua (thành lập từ liên doanh giữa Công ty Địa Điểm và quỹ đầu tư Đức Rebate Networks), HotDeal (một dịch vụ của Vinabook.com, thuộc Công ty MeKongCom), Muachung (VC Corp), CucRe (thuộc VatGia), CungMua (Công ty CP Cùng Mua).

Sau hơn một năm thăng trầm với thị trường mua theo nhóm, Zing Deal chỉ tạo được một số cú đột phá nhỏ với những chương trình như "phiếu mua 32 lít xăng giá 100.000 đồng", tuy vậy cơn sóng dần tan nhanh.

Thị trường nhóm mua: tồn tại và chuyển dịch

Tại Việt Nam, mô hình mua theo nhóm chỉ mới ra đời vào năm 2010 trên cơ bản sao chép nguyên bản mô hình Groupon nhưng đã phát triển rầm rộ trong giai đoạn từ cuối năm 2010 - 2011. Số lượng các website hoạt động kinh doanh theo mô hình này tại Việt Nam đạt đến con số gần 100. Tuy nhiên, số website hoạt động hiệu quả và có chỗ đứng trên thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay, cụ thể vẫn là nhóm website hàng đầu như Hotdeal, MuaChung, NhomMua, CungMua.


Mua theo nhóm đã từng là phong trào mua sắm trực tuyến của giới trẻ và giới nhân viên văn phòng - Ảnh minh họa: Internet
Do số lượng website mua theo nhóm tăng quá nhanh trong giai đoạn đầu vì mô hình quá dễ để sao chép nhưng nhiều website lại được đầu tư theo kiểu "ăn xổi ở thì", chất lượng dịch vụ kém đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người tiêu dùng trước mô hình kinh doanh mới này. Hơn nữa, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ tạo ra nhiều khó khăn cho các công ty nhỏ vốn thiếu hụt nguồn vốn đầu tư để duy trì hoạt động kinh doanh, thêm vào đó bảo đảm chất lượng dịch vụ là một thách thức lớn vì nhiều lý do khách quan và chủ quan. Phần lớn các website đã "lẳng lặng ra đi" sau một thời gian dài thua lỗ.

Tuy Zing Deal chỉ chiếm khoảng 1% thị phần nhưng sự ra đi của Zing Deal cũng là tín hiệu mở đầu cho một cuộc sàng lọc trong năm 2012. Dự đoán sẽ có thêm nhiều công ty ra đi vì không có những đột phá khác biệt. Các công ty còn lại phải vật lộn với những chính sách mới hấp dẫn hơn, nâng cao trình độ lẫn tăng cường đội ngũ phục vụ, chất lượng của sản phẩm - dịch vụ cung cấp để lấy lại niềm tin và kéo khách hàng quay trở lại.

Ngoài ra, nhiều dấu hiệu cho thấy một số công ty có sự chuyển dịch từ mô hình cung cấp sản phẩm sang cung cấp dịch vụ vì hình thức này đạt lợi nhuận cao hơn, trong đó vai trò của các công ty sẽ là môi giới trung gian.

Trả lời Nhịp Sống Số, anh H., một chuyên gia tư vấn chiến lược đầu tư của một quỹ đầu tư mạo hiểm có tiếng, cho biết: "Nhóm 4 công ty hàng đầu không bị ảnh hưởng gì bởi những tình hình này. Nếu có thì đó là cơ hội để họ thu hút đội ngũ kinh doanh và chăm sóc khách hàng của các công ty đóng cửa dễ dàng hơn. Tuy vậy, nhìn chung mua theo nhóm sẽ giảm dần sự hấp dẫn, cũng như vẫn còn khả năng một vài công ty mới sẽ tiếp tục tham gia thị trường, không loại trừ cả những công ty có tiềm lực rất mạnh. Các công ty hiện tại chắc chắn phải sáng tạo những mô hình mới dựa trên cơ sở thông tin khách hàng mà họ đã thu thập được, để tránh bị cạnh tranh cũng như tạo ra nguồn doanh thu mới. Khả năng rất lớn là họ phát triển theo hướng thương mại điện tử".

Theo Tuổi Trẻ

IDG Ventures India Leads $14M Series B in E-Commerce Company Brainbees

IDG Ventures India, along with SAIF Partners, has invested $14 million (Rs 68 crore) into the e-commerce firm Brainbees Solutions, which runs the baby-care portal First Cry and the newer site GoodLife, which sells beauty and wellness products. SAIF had invested $4 million in Brainbees last May. Brainbees was founded in late 2010.

PRESS RELEASE:

IDG Ventures India led a $14 million Series B investment into Brainbees Solutions Pvt Ltd., which owns the FirstCry.com and GoodLife.com brands, India’s #1 babycare and #1 beauty e-commerce sites respectively.

SAIF Partners, the existing investor in Brainbees participated equally in the round, having earlier invested $4 million in the company in May 2011. Manik Arora from IDG Ventures India joins Ravi Adusumalli & Mukul Arora from SAIF Partners on the board of the company.

Pune-based Brainbees started operations in late 2010 and operates FirstCry.com, the #1 e-commerce platform in India for kids, babycare and maternity care. It offers products for moms, babies and kids from leading national & international brands. Its product catalogue includes infant accessories (diapers, toiletries, baby food, stroller, furniture), apparel, footwear, books, toys etc. for children up to the age of 15 years. Brainbees also has the largest selection of health, wellness and beauty products under the brand name GoodLife.com. Brainbees prides itself on widest assortment of brands and products as well as exceptional customer service.

Brainbees was founded by Supam Maheshwari and Amitava Saha. The founding team of Brainbees previously worked together at Brainvisa Technologies, which was led by Supam Maheshwari and had a successful exit.

“The FirstCry and GoodLife brands have achieved clear leadership in e-commerce for both baby and beauty products. We will continue this dominance and will also extend this position into new categories. We are delighted to have IDG Ventures as an investor given their successful track-record with Internet companies globally. We plan to use the funds to focus on providing customer delight by extending our product selection, shipping from multiple warehouses and investing to enhance the overall customer shopping experience,” says Supam Maheshwari, Founder and CEO of Brainbees.

Brainbees currently has one warehouse in Pune from where it ships products to over 2,000 towns and cities across India. Brainbees has a collection of over 25,000 SKUs across FirstCry.com and GoodLife.com with brands such as Kimberly Clark, L’Oreal, Mattel, Revlon, Funskool and Disney. The investment will be utilized for marketing, adding new business categories and brands, and expanding warehousing space. In addition, Brainbees will accelerate its growth in existing categories, recruit employees for expanding the supply chain and overall customer experience.

Manik Arora, Founder and Managing Director of IDG Ventures India Advisors, said, “IDG is delighted to invest in Brainbees Solutions, the #1 online company in both the baby and beauty products market. This is over a $10 billion market, which is well placed to move online. Supam and Amitava are seasoned entrepreneurial leaders who have clearly demonstrated their ability to build and scale-up a world-class organization. As early investors in Babycenter.com, the first global success story in this segment, IDG Ventures looks forward to partnering with Brainbees to rapidly extend the company’s leadership position.”

Ravi Adusumalli, Managing Partner of SAIF Partners said, “As early investors in Brainbees, we are happy to see Supam and his team grow the company at a tremendous pace. This second round of funding validates their market dominance. As active investors in Internet companies in Asia, we believe that Brainbees has all the makings of a successful company. It is sustaining its rapid growth trajectory and expanding its customer base while maintaining one of the highest repeat customer metrics in the industry.”

Kinh doanh kiểu nhóm mua - Tiềm năng không?

Bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2010, rất nhanh chóng, hình thức mua hàng theo nhóm qua các website để có được mức giá ưu đãi đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và các doanh nghiệp.

Kinh doanh kiểu nhóm mua - Tiềm năng không?

Trong vòng 2 năm, hàng loạt các website, các công ty hoạt động theo hình thức groupon được hình thành. Tuy nhiên, đến đầu năm 2012, sự phát triển này đã có dấu hiệu chựng lại, bắt đầu với zingdeal, một trong những website đầu tiên thực hiện hình thức kinh doanh này tại Việt Nam đóng cửa.

Đầu tháng 2/2012, Zingdeal đã có thông báo ngưng hoạt động và dù đơn vị chủ quản của website này không đưa ra lý do cụ thể, nhưng trên các diễn đàn mạng, những than phiền về chất lượng dịch vụ hay tố giá hàng hóa thật cao trước khi giảm giá của hàng loạt các trang web kinh doanh theo hình thức này đã cho thấy phần nào nguyên nhân của sự việc.

Ông Lý Trường Chiến, chuyên gia kinh tế nhìn nhận: "Các trang web kinh doanh theo hình thức này tìm mọi cách để có khách hàng. Nhưng khi có phương thức nào đó để kéo khách hàng lại không có đủ khả năng đáp ứng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thái độ không đủ khả năng đáp ứng. Như vậy, các trang web sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trước khi tìm khách hàng".

Trái ngược với những thông tin tiêu cực từ các doanh nghiệp kinh doanh mua hàng theo nhóm, bàn làm việc cho nhân viên phục vụ khách hàng của nhommua.com phải kê ngay từ sảnh tiếp tân của công ty mới đủ chỗ. Đây cũng là website duy nhất được xem là có lời trong lĩnh vực này và được quỹ đầu tư mạo hiểm rót hơn 1 triệu USD sau 1 năm hoạt động. Điều này cho thấy, cơ hội vẫn còn để hình thức kinh doanh khá phổ biến trên thế giới này đem lại lợi nhuận tại Việt Nam. Tuy nhiên, để mua hàng theo nhóm được xem là ít vốn, dễ lời, lời nhanh chóng, cần phải xem lại.

Ông David Trần, Giám đốc điều hành Nhommua.com khẳng định: "Việc này là không thể nào bỏ một chút vốn và làm trong thời gian ngắn được. Việt Nam là một thị trường mới và luôn tiềm ẩn sự cố, tôi hiểu rằng mình phải làm nhiều hơn các công ty mua theo nhóm khác trong nước, phải đào tạo lại, đầu tư lại cho thị trường để trường hợp xấu không xảy ra".

Chọn chính thời điểm nhạy cảm này, website Evadeal.com sẽ ra mắt và những người chủ doanh nghiệp có cơ sở để tin vào thành công của nhánh kinh doanh mua hàng theo nhóm, tập trung vào đối tượng nữ nhân viên văn phòng.

Bà Nguyễn Thị Hải Uyên nói: "Đối tượng khách hàng mục tiêu là thị trường ngách, mình đã nắm rõ cơ hội và nhận diện những thách thức. Khi nắm được yếu tố đó, mình tìm cách khắc phục vượt qua và quan trọng là phải tập trung vào khách hàng của mình".

Với hơn 100 website của các doanh nghiệp kinh doanh trong hình thức mua hàng theo nhóm tại Việt Nam, áp lực vẫn đang đè nặng mỗi ngày. Câu chuyện sẽ không chỉ dừng lại ở kinh doanh trực tuyến với hình thức groupon mà là của chung các doanh nghiệp Việt Nam, chừng nào doanh nghiệp Việt Nam không còn tư duy kiểu "thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào" thì mới hy vọng thành công.

Khi người Nhật đến và mua

Trước trào lưu các nhà đầu tư Nhật Bản đến và tìm mua lại các công ty Việt Nam, có ý kiến ví von nền kinh tế ảm đạm trong nước đang được chấm phá sắc hồng của màu hoa anh đào.
Lễ công bố hợp đồng mua cổ phiếu KDC giữa Công ty EZaki Glico và Công ty Kinh Đô vừa diễn ra hồi tháng 1-2012.


Đã đến, đã thấy, đã mua

Đầu năm 2012 này, Công ty Ezaki Glico - hãng sản xuất bánh kẹo và thực phẩm của Nhật đã mua 14 triệu cổ phiếu của Công ty Kinh Đô (tương đương 10% vốn cổ phần) nhằm chuẩn bị đưa các sản phẩm Glico thâm nhập thị trường Việt Nam. Cũng trong tháng 1 năm nay, thương vụ Ngân hàng Mizuho mua 15% cổ phần của Vietcombank dự kiến sẽ hoàn tất việc giải ngân số tiền hơn 567 triệu đô la Mỹ.

Các thương vụ mua cổ phần của các nhà đầu tư xứ hoa anh đào len lỏi vào nhiều lĩnh vực, từ tài chính, bất động sản, đến truyền thông, hàng tiêu dùng... Một loạt các công ty trong nước đã và đang “pha màu hồng” qua những con số, nhất là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, như 25% cổ phần của Nutifood, 48% của Giấy Sài Gòn, 57% của Công ty cổ phần Thực phẩm quốc tế, 95% của Diana...

Giới thạo tin dự đoán danh sách sẽ còn tiếp tục dài thêm trong năm 2012, với những công ty sản xuất hàng tiêu dùng đang chật vật, những doanh nghiệp bất động sản đang ôm nợ, những công ty chứng khoán đang khốn khó, và không loại trừ cả những ngành hàng đang ăn nên làm ra như bán lẻ, logistics, chăm sóc sức khỏe... Nghĩa là các nhà đầu tư Nhật không chỉ nhìn vào những công ty khó khăn. Họ muốn thâm nhập cả những ngành hàng có tiềm năng khai thác ở thị trường gần 90 triệu dân này. Tình cảnh này có thể ví như câu nói của danh tướng Julius Caesar: “Tôi đã đến, tôi đã thấy, tôi đã chiến thắng”. Và dường như người Nhật đã đến và đang tràn đầy hy vọng chiến thắng!

Điều đáng chú ý là ở chỗ, khác với cách các quỹ đầu tư tài chính tìm mua cổ phần doanh nghiệp trước đây, các thương vụ diễn ra gần đây ít nhiều liên quan đến các công ty cùng ngành nghề, và giới đầu tư Nhật Bản có hiểu biết về xu hướng phát triển ngành, cũng như giàu năng lực chuyên môn. Vì thế, cách đặt vấn đề tìm hiểu để mua cổ phần doanh nghiệp của họ cho thấy họ không đơn thuần dừng lại ở việc muốn nắm cổ phần, mà còn quan tâm tới “độ sâu” trong hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam, như vấn đề quản trị chuyên môn, kỹ thuật, quản lý rủi ro các hoạt động đầu tư của công ty.

Theo các chuyên gia, các nhà đầu tư Nhật đổ xô vào thị trường, mua lại các công ty Việt Nam do đây là thời điểm đầu tư thuận lợi: các doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn; lãi suất ở Việt Nam cao hơn ở Nhật Bản đến hàng chục lần; giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đang ở mức quá rẻ...

Theo ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH KPMG, các quyết định đầu tư của nhà đầu tư Nhật thường dựa vào các thông số về thị trường đông dân, tốc độ phát triển kinh tế ổn định và thu nhập đầu người ngày càng cao. Họ thường nghiên cứu rất kỹ trước khi đầu tư, và sẽ đầu tư vào các lĩnh vực thực sự có tiềm năng lâu dài, hướng tới tương lai, chứ không phải chỉ để giải quyết khó khăn hiện tại.

Khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp Nhật Bản là thị trường chính quốc đã bão hòa, cùng với đồng yen đang lên giá. Các nhà đầu tư người Nhật đang chuyển sang tìm kiếm thị trường mới. Chính vì thế, Tama Home - tập đoàn chuyên về xây dựng nhà ở có doanh thu 1,8 tỉ đô la Mỹ/năm, đã tìm đến Việt Nam, thông qua Công ty Chứng khoán Kim Eng để thực hiện thương vụ mua 20% cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà đất Cotec hồi cuối năm 2011. Thương vụ này là ví dụ tiêu biểu của cách thức đầu tư của giới đầu tư Nhật tại Việt Nam: thay vì tự đầu tư xây dựng nhà máy, tự thiết lập thị trường, họ chọn cách bắt tay với các đối tác trong nước để vừa giảm chi phí và thời gian, vừa thâm nhập thị trường hiệu quả.

Có cần phòng thủ?

Thị trường Việt Nam đang trở thành điểm đến ưa thích của người Nhật. Chính vì thế, một số thương vụ được trả với mức giá rất cao. “Khi nhà đầu tư chiến lược muốn mua số lượng lớn cổ phiếu của doanh nghiệp để được tham gia quản trị doanh nghiệp đó thì họ sẵn sàng trả giá cao nhất”, ông Lê Minh Tâm, Tổng giám đốc Kim Eng Việt Nam, cho biết.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại tỏ ra thận trọng trong các thương vụ mua bán. Họ đang chịu áp lực phải chọn lựa giữa cố thủ để tồn tại hay tìm vốn từ bên ngoài để phát triển. Cố thủ đồng nghĩa với tiếp tục chìm trong khó khăn. Còn đi tìm đối tác chiến lược, thì khi nhìn vào những vụ thâu tóm trên thị trường, họ cũng không khỏi lo sợ. Áp lực còn đè nặng hơn khi họ không đủ thông tin để đánh giá đối tác nước ngoài cả về kinh nghiệm lẫn mục đích đầu tư. Nhưng dù còn đó nỗi lo bị thâu tóm, bị thao túng, bị chệch hướng phát triển..., còn đó những hoang mang chưa có câu trả lời, thì việc chọn các đối tác Nhật Bản, trước mắt vẫn được xem là một giải pháp hợp lý.

Doanh nghiệp Việt Nam đang là đích nhắm của một số nhà đầu tư Nhật, và xu hướng này trong thời gian tới là không thể cưỡng lại được. Việc đi tìm đối tác chiến lược này, lắm lúc lại phát triển đến mức bán lại doanh nghiệp. Theo ông Tâm, có khi mục đích ban đầu của các nhà đầu tư nước ngoài chỉ là đầu tư chiến lược nhằm có điều kiện hiểu biết và thâm nhập thị trường. Nhưng khi điều kiện cho phép, họ lại có thể tiến thêm một bước bằng cách mua thêm cổ phần để trở thành cổ đông đa số. Chính vì thế, khi đi tìm đối tác chiến lược, các doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá cụ thể tỷ lệ và mức độ tham gia của nhà đầu tư mới cùng các vấn đề quản trị trong doanh nghiệp. Thời điểm này là lúc các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về đối tác chiến lược. Và một khi có sự chuẩn bị tốt thì đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực kinh doanh quốc tế.

Theo TBKTSG