Trang

Giới siêu giàu châu Á và thú chơi máy bay tư nhân

Nếu bạn có tiền và muốn khoe khoang, chỉ sắm mỗi dinh thự xa hoa, xe limousine và du thuyền dường như vẫn chưa đủ. Với giới siêu giàu ở châu Á, sở hữu một chiếc máy bay phản lực tư nhân đã trở thành biểu tượng đẳng cấp tối thượng.

Chiếc Embraer Legacy 650 của Thành Long đậu ở Singapore (Nguồn: AFP)
Các nhà sản xuất máy bay phản lực chuyên phục vụ doanh nhân đang tìm cách thu hút hàng ngũ ngày càng tăng lên các tỉ phú và triệu phú đô la xuất hiện rất đông tại Hội chợ hàng không Singapore, đã đi tới hồi kết vào cuối tuần.

Công ty Embraer của Brazil, vốn nhận đơn đặt hàng của minh tinh Thành Long (Jackie Chan) mua chiếc phản lực tư nhân Legacy 650, với màu trắng đỏ và vàng độc đáo, lấy cảm hứng từ loài rồng trong văn hóa Trung Quốc, đã đưa chiếc máy bay này tới triển lãm ở Singapore.

Ngôi sao võ thuật Hong Kong, vốn có hàng lượng khổng lồ người hâm mộ ở Trung Quốc, đã được chọn làm đại sứ thương hiệu đầu tiên của hãng sản xuất máy bay. Chiếc máy bay 13 chỗ ngồi, với giá niêm yết 31,5 triệu USD, là một trong các phản lực tư nhân được trưng bày tại cuộc triển lãm, bên cạnh hãng Bombardier của Canada và Gulfstream Aerospace Corp ở Mỹ.

"Châu Á - Thái Bình Dương, như mọi người điều biết, là một thị trường đang tăng trưởng rất tuyệt" - chủ tịch Embraer, ông Ernest Edwards, cho biết.

Châu Á giờ là nơi trập trung tâm triệu phú thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, với Trung Quốc và Ấn Độ đang sản sinh ra những người giàu mới với tốc độ chóng mặt, theo một nghiên cứu do công ty Merrill Lynch Global Wealth Management & Capgemini tiến hành.

Các nhà sản xuất máy bay phản lực tư nhân đang chăm sóc một đội ngũ những người gọi là "có lượng tài sản siêu cao" và các gia đình với tài sản đầu tư có giá ít nhất 30 triệu USD.

Con số của họ đã tăng lên 23.000 người trong năm 2010 ở châu Á, trong khi tạp chí Forbes ước tính riêng Trung Quốc đã có gần 150 tỉ phú.

Một chiếc Phenom 1000 thuộc loại "nhập môn" do Embraer sản xuất có giá khởi điểm 4,055 triệu USD, một con số rất mời gọi, hấp dẫn với các khách hàng tiềm năng.

Embraer kỳ vọng rằng họ sẽ bán được lượng máy bay trị giá 40 - 48 tỉ USD tại châu Á trong 10 năm tiếp theo, với một nửa là ở Trung Quốc.

Công ty mang chiếc phản lực tư nhân đầu tiên tới châu Á cho một khách hàng không nêu danh hồi năm 2004 và giờ có 40 chiếc như vậy đang bay lượn trong vùng.

Không muốn bị bỏ ngoài cuộc, Gulfstream đã mở văn phòng kinh doanh ở Bắc Kinh và thành lập một dự án đầu tư mạo hiểm để điều hành hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy bay tư nhân tại sân bay quốc tế ở thủ đô Bắc Kinh.

Đây sẽ là công ty sản xuất máy bay phản lực tư nhân đầu tiên cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và đại tu cho khách hàng ở Trung Quốc. Chủ tịch Hỗ trợ Sản phẩm của Gulfstream, ông Mark Burn nói rằng về lâu dài dịch vụ sẽ mở rộng ra để giúp đưa công ty lên vị trí số 1 tại Trung Quốc về thị phần và danh tiếng.
Gulfstream nói rằng gần nửa đơn đặt hàng của họ trong quý 3/2011 tới từ châu Á Thái Bình Dương và hơn 40 chiếc đã sử dụng tại Trung Quốc. Tháng 10 năm ngoái, Gulfstream mới nhận đơn đặt hàng bán 20 chiếc phản lực tư nhân cho công ty cho thuê máy bay Minsheng Leasing tại Trung Quốc.

Muốn giành phần trong chiếc bánh ngọt Trung Quốc là công ty Sino Jet có trụ sở ở Hong Kong, một công ty chuyên về phản lực tư nhân đã được thành lập hồi tháng 5 năm ngoái bởi doanh nhân người Trung Quốc Jenny Lau, một ông trùm nhà băng.

Công ty của Lau, được thuê bởi Jacky Chan để chăm sóc chiếc máy bay riêng của ông, còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho khách hàng, từ bảo trì máy bay, tới việc cho thuê đội lái, lên lịch bay và tổ chức bữa ăn trong chuyến bay.

"Tôi tin đây là một ngày công nghiệp đang bùng nổ ở Trung Quốc. Với lợi thế văn hóa và ngôi ngữ, chúng tôi nắm ưu thế tuyệt đối thông qua việc khởi động lĩnh vực làm ăn này" - Lau nói với AFP./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét