Trang

Doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng cùng làm từ thiện với Thành Long


Tối 4/11 tại Hà Nội, các mạnh thường quân là những doanh nhân thành đạt đã tham gia buổi đấu giá từ thiện, góp vào ngân quỹ khoảng 40.000 USD nhằm hỗ trợ phẫu thuật các trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch khắp Việt Nam.

Ông Đặng Thành Tâm, ông Henry Bảo Hoàng và phu nhân Nguyễn Thanh Phượng, ông Đinh Bá Thành và ông Don Lam.

Ông Đinh Bá Thành cùng phu nhân giới thiệu Thành Long với ông Đặng Thành Tâm.

Bà Nguyễn Thanh Phượng – con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang ký tên vào chiếc áo thun khổng lồ hưởng ứng chiến dịch truyền thông vì trẻ em hở hàm ếch VN.

Cùng với diễn viên điện ảnh Thành Long, buổi tiệc có sự tham gia của ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT SGT, ông Đinh Bá Thành – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tổ hợp Truyền thông Đa phương tiện Đất Việt VAC, vợ chồng con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt và ông Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam, ông Don Lam – Tổng giám đốc VinaCapital, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty FPT…

Ông Trương Gia Bình đang ký tên lên chiếc áo thun khổng lồ hưởng ứng chiến dịch truyền thông vì trẻ em hở hàm ếch VN.

Ông Đinh Bá Thành “khoe” chiếc áo thun khổng lồ có chữ ký của Thành Long và các doanh nhân VN.

Ông Don Lam và phu nhân Julie Lam.

Ca sĩ Mỹ Tâm tham gia chương trình.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh cũng có mặt trong buổi lễ.

Các doanh nhân trao đổi bên lề bữa tiệc.

Kỳ Duyên

Ảnh: Hoàng Hà – Quý Lộc

 


(Theo www.nguyenbaohoang.net)

Chuyện về Nguyễn Bảo Hoàng – Tổng giám đốc IDG Venture Việt Nam


Nguyễn Bảo Hoàng tốt nghiệp xuất sắc ngành văn học cổ điển tại Đại học Harvard khoá học 1991-1995. Sau đó, anh lấy bằng bác sỹ y khoa của Trường Y Feinberg (Feinberg School of Medicine, thuộc Đại học Northwestern) và thạc sĩ khoa quản trị kinh doanh thuộc Trường Quản trị Kinh doanh Kellogg (Kellogg School of Management) cũng của Trường Đại học Northwestern) cùng trong năm 2000 (khoá học 1995-2000).

Nguyễn Bảo Hoàng là Tổng giám đốc điều hành của IDG Venture Việt Nam kể từ năm 2003.

Nhưng có lẽ bước ngoặt cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bảo Hoàng là cuộc gặp tình cờ vào năm 2003 giữa anh với tỷ phú Mỹ Patrick McGovern-người sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn IDG của Mỹ.

Đánh giá cao khả năng phân tích thị trường và năng lực quản lý của Nguyễn Bảo Hoàng, Patrick McGovern đã giao cho Hoàng trọng trách là Tổng giám đốc điều hành của IDG Venture Việt Nam kể từ năm 2003.

IDG Venture Việt Nam là một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên về công nghệ thông tin tại thị trường Việt Nam với số vốn ban đầu lên đến 100 triệu USD và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong một hai năm tới. IDG Việt Nam dự kiến sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển trên quy mô toàn cầu.

Thời tuổi trẻ

Nguyễn Bảo Hoàng sinh năm 1974, là con trai út trong gia đình có 4 anh chị em gồm 2 trai, 2 gái. Gia đình anh rời Sài Gòn năm 1975 di cư sang Mỹ và định cư tại ngoại ô Washington thuộc bang Virginia, khi anh mới 22 tháng tuổi.

Ngay từ khi 8 – 9 tuổi, Hoàng được cha mẹ dành dụm cả 3 tháng lương để mua cho con một chiếc máy tính IBM, lúc đó là mơ ước của nhiều người kể cả đối với người Mỹ. Với chiếc máy tính đó, ngoài việc chơi game như bao đứa trẻ khác, Hoàng đã mày mò tìm hiểu các linh kiện của nó, học cách lập trình.

Khi thấy thông tin rao bán nhà của những người họ hàng xung quanh mình khá lộn xộn, Hoàng đã giúp họ đánh lại văn bản, trình bày sạch đẹp, lại có thêm những bức ảnh minh họa khá đẹp mắt, dễ nhận diện. Kể từ đó, hầu hết những người buôn bán bất động sản trong vùng đều tới nhờ Hoàng làm giúp những tờ rơi (brochures).

Số tiền thù lao mà họ trả đủ để Hoàng mua thêm hai chiếc máy tính nữa. Có thêm máy, Hoàng rủ thêm hai người bạn cùng làm. Yêu thể thao và chơi giỏi một số môn thể thao, Hoàng còn tham gia viết báo thể thao và làm việc cho đài phát thanh của trường.

Các anh chị của Hoàng đều là bác sĩ. Hoàng kể “Các anh chị tôi đều muốn trở thành bác sĩ, bởi vì chúng tôi coi đó là cách tốt nhất có thể trực tiếp giúp đỡ người khác. Lúc đầu tôi vẫn nghĩ mình sẽ theo đuổi nghề bác sĩ và tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học ở Mỹ như các anh chị tôi. Thế nhưng, dịp trở về quê hương Việt Nam sau 20 năm xa cách đã làm thay đổi sự nghiệp và cả cuộc đời tôi”.

Nguyễn Bảo Hoàng là Tổng giám đốc điều hành của IDG Venture Việt Nam kể từ năm 2003.

Năm 1995, sau khi tốt nghiệp xuất sắc ngành văn học cổ điển tại Đại học Harvard, Nguyễn Bảo Hoàng lần đầu tiên trở về Việt Nam sau thời gian dài xa cách. Được tham quan nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội và nhiều vùng miền của đất nước kể cả các vùng thôn quê đánh dấu một cảm xúc khác lạ trong dòng máu con cháu Lạc Hồng trong anh.

Thực ra những năm tháng theo gia đình định cư trên đất Mỹ, ký ức về quê hương của anh là những điệu hò xứ Nghệ mà mẹ hát cho anh nghe, và những câu chuyện mà cha anh kể lại về những vùng đất mà ông từng đi qua. Vị mặn nồng quê hương như theo lời ru của mẹ cứ thấm dần vào cảm xúc của một người con xa quê lâu ngày.

Đặc biệt, trong chuyến về Việt Nam đó, Hoàng đã được gặp lại bà nội của mình, dù cho tiếng Việt của Hoàng lúc bấy giờ chưa rành lắm. Nhưng tình thương yêu và sự chăm sóc của những người thân trong gia đình ở quê nhà đã trỗi dậy trong anh nỗi thiết tha trở lại Việt Nam và gắn bó lâu dài hơn với đất nước quê hương.

Sau chuyến thăm đó anh lại trở về Mỹ, tiếp tục học lấy bằng bác sỹ y khoa của Đại học Northwester. Cũng trong thời gian này anh đồng thời theo học thạc sỹ quản trị kinh doanh tại Trường Quản lý kinh doanh Kellogg (Kellogg School of Management cũng trực thuộc Đại học Northwestern) và tốt nghiệp hai trường này vào năm 2000.

Trong thời gian theo học Trường Y khoa, anh đã cùng các cộng sự xây dựng nhóm S2S Medical Publishing chuyên xuất bản sách, tài liệu học tập cho sinh viên y khoa, thành lập website medschool.com chuyên sâu nghiên cứu việc phát triển hệ thống học tập từ xa cho sinh viên y khoa và đã thu hút được hơn 25 triệu USD vốn đầu tư cho công trình này.

Trên 8 năm làm việc trong lĩnh vực y học, Hoàng đã có công trình nghiên cứu về chu kỳ và sự suy giảm của protein và sự phát triển của cấu trúc neuron, được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành The Journal of Biological Chemistry.

Năm 2000, Nguyễn Bảo Hoàng quay lại Việt Nam lần thứ hai để giúp một doanh nghiệp viễn thông Mỹ mở văn phòng đại diện tại Hà Nội. Anh trở thành giám đốc điều hành cho Công ty Viễn thông Mỹ VITC tại khu vực châu Á – một công ty chuyên về giao thức Internet và công nghệ.

Trong suốt thời gian làm việc tại VITC, Hoàng đã góp sức biến công ty mới được thành lập, phát triển lớn mạnh và đạt doanh thu hơn 30 triệu USD hàng năm.

Bước ngoặt

Trước khi đầu tư vào Việt Nam, Tập đoàn IDG cũng đã cân nhắc rất nhiều vì họ cũng chưa  hình dung hết những khó khăn, thách thức mang tính đặc thù rất riêng biệt của thị trường Việt Nam.

Chỉ đến khi tỷ phú Mỹ Patrick J. McGovern – nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG – tình cờ gặp Bảo Hoàng trong năm 2003, bài toán này mới tìm ra lời giải. Patrick không chỉ là người đặt nền móng cho lĩnh vực truyền thông trong ngành công nghệ thông tin mà còn có tầm nhìn rất rộng về tương lai và sự phát triển của lĩnh vực này.

Năm 2003, Nguyễn Bảo Hoàng tình cờ gặp ông Patrick McGovern – vào một buổi ăn sáng do Hội đồng thương mại Mỹ (Amcham) tổ chức cách đây hơn 6 năm. Họ trao đổi rất nhiều  về tình hình công nghệ thông tin tại Việt Nam, về lĩnh vực truyền thông, viễn thông và về tương lai của chúng trong nhiều năm tới.

Sau đó ít lâu, bằng những lập luận của mình, Nguyễn Bảo Hoàng đã thuyết phục được hơn 300 nhà lãnh đạo của Tập đoàn IDG khi họ đồng ý đầu tư vào Việt Nam.

Hoàng cảm nhận được sự đồng cảm của Patrick khi ông chia sẻ với Hoàng về tương lai của việc hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam, về niềm tin rằng ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ và thu hút thật nhiều nhà đầu tư trong một tương lai không xa.

Hoàng cắt nghĩa đầu tư mạo hiểm  là số vốn bỏ ra để đầu tư  vào các công ty hoặc các nghiên cứu mang tính đổi mới và sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, nơi tiềm ẩn cả hai khả năng mất vốn hoặc thu được lợi nhuận cao đều có thể xảy ra.

Nhưng thực ra đối với Hoàng anh không thích dùng từ “mạo hiểm” lắm, và Hoàng thích  dùng khái niệm  đầu tư triển vọng  hơn, bởi quỹ hỗ trợ cho những công ty mới, có nhiều tiềm năng phát triển. Tất nhiên, đối với việc đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam, khả năng mất vốn và  kinh doanh có lãi đều có thể xảy ra.

Hoàng nói: “Vốn đầu tư sẽ  không hạn chế, mà điều quan trọng là doanh nghiệp xin cấp vốn phải chứng tỏ được tiềm năng của mình”. Anh cho biết trong số gần 2.000 doanh nghiệp xin cấp vốn đầu tư trong  năm 2007, chỉ có 13 doanh nghiệp được IDG Venture Việt Nam lựa chọn.

Ngoài ra, IDG Ventures Việt Nam còn đóng vai trò là cầu nối cho thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. “Khi hiểu rõ thị trường Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng giới thiệu những công ty về công nghệ thông tin tốt nhất của Việt Nam tới các đối tác nước ngoài”, Hoàng nhấn mạnh.

TRẦN THÁI


(Theo www.nguyenbaohoang.net)

Doanh nhân trẻ Nguyễn Thanh Phượng không ngại khủng hoảng!


Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, tình hình kinh tế khó khăn vẫn còn kéo dài sang năm mới. Tuy nhiên, với những người kinh doanh trẻ Việt Nam, cơn bão tài chính là cơ hội để trưởng thành, bứt phá.

Lửa thử vàng…

Chị Nguyễn Thanh Phượng

Chị Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Quỹ đầu tư Bản Việt – cho rằng những giải pháp điều hành của Chính phủ đang dần có tác dụng duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và giữ được tăng trưởng, tuy nhiên nhìn ở góc độ của một doanh nghiệp thì năm 2009 vẫn sẽ là một năm đầy khó khăn.

“Tôi nghĩ các doanh nghiệp phải vượt qua năm 2009 bằng thực lực và “nội lực” của mình sau khi đã dùng những tích lũy để trụ qua năm 2008” – Chị Phượng nhận định. Theo đó, năm tới, chắc chắn thu nhập từ hoạt động kinh doanh sẽ giảm , để “đi qua” năm 2009, doanh nghiệp sẽ giảm chi phí, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh và tiết kiệm nhiều hơn.

“Tôi tin chắc doanh nghiệp nào vượt qua được khủng hoảng sẽ khẳng định được thực lực, thương hiệu, uy tín của mình và trong tương lai sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” và tôi hy vọng đây cũng là một năm đầy thú vị để các doanh nghiệp biết rõ và hiểu được mình đang ở vị thế nào” – Chị Phượng tin tưởng.

PV


(Theo www.nguyenbaohoang.net)

Doanh nhân trẻ Việt Nam không ngại khủng hoảng!


Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, tình hình kinh tế khó khăn vẫn còn kéo dài sang năm mới. Tuy nhiên, với những người kinh doanh trẻ Việt Nam, cơn bão tài chính là cơ hội để trưởng thành, bứt phá.

Chị Hoàng Ngọc Vy

Liên doanh, liên kết là tất yếu

Chị Hoàng Ngọc Vy – Tổng Giám đốc Công ty Viễn thông A – cho rằng thị trường năm 2008 không khả quan như mọi năm tình trạng này vẫn có thể sẽ tiếp tục kéo dài đến hết 6 tháng đầu năm 2009 và các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam như Viễn thông A sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt khi thị trường bán lẻ được mở.

Xét về phương diện tài chính và lợi thế quy mô thì các tập đoàn nước ngoài sẽ có lợi thế, tuy nhiên họ cũng cần phải có rất nhiều thời gian để tìm hiểu văn hóa tiêu dùng của người Việt cũng như để đầu tư xây dựng hệ thống và vì thế, xu thế tất yếu sẽ có sự liên doanh và liên kết.

Quan điểm của Viễn thông A là sẵn sàng chào đón sự liên kết và đem đến nhiều tiện ích cho khách hàng. Những “cơn bão” của năm 2008 – chị Vy cho rằng, “là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam rút ra nhiều kinh nghiệm, trưởng thành và cạnh tranh tốt, có tầm nhìn xa hơn”.

Anh Vũ Minh Trí

Cơ hội cho Yahoo! tại Việt Nam

Năm 2008 là một năm khó khăn đối với Yahoo nhưng Vũ Minh Trí – Trưởng đại diện Yahoo! Đông Nam Á tại Việt Nam, Tổng Giám đốc Yahoo! Việt Nam – vẫn khẳng định về một năm 2009 nhiều lạc quan.

Anh cho biết: Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng trên toàn thế giới, trong giai đoạn này, ở các nước đang phát triển, chúng tôi tập trung kiểm soát ngân sách đầu tư sao cho phù hợp với doanh số kinh doanh để duy trì lợi thế cạnh tranh cũng như để tiếp tục theo đuổi các chiến lược và kế hoạch đã đề ra

Đối với Yahoo!, Việt Nam vẫn là thị trường quan trọng hàng đầu ở Đông Nam Á. Chúng tôi nhìn thấy nhiều cơ hội từ Việt Nam và sẽ tiếp tục đầu tư vào thị trường này trong năm 2009, nhưng sẽ phải xem xét kỹ lưỡng hơn để tiếp tục duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.

Khủng hoảng kinh tế 2008 làm rất nhiều công ty phải nhìn lại kế hoạch trong những năm tiếp theo, đặc biệt là năm 2009. Các công ty sẽ cắt giảm nhiều ngân sách marketing. Tuy nhiên, cá nhân tôi lại nhìn thấy đây là cơ hội cho Yahoo!

Bởi vì trong điều kiện ngân sách eo hẹp, các công ty sẽ phải tìm kiếm những giải pháp tiếp thị mới cho hiệu quả cao với chi phí rẻ. Với bề dày kinh nghiệm về marketing số (digital marketing) trên toàn cầu cộng với đội ngũ nhân viên giỏi tại Việt Nam, Yahoo! Việt Nam đã sẵn sàng để giúp các công ty, các nhà quảng cáo ở thị trường Việt Nam vượt qua cuộc khủng hoảng này.

Anh Lê Trí Thông

Sẽ cân bằng sau những ngày “trào bọt”

Anh Lê Trí Thông – Phó Tổng Giám đốc Đông Á Bank – cho rằng năm 2009 vẫn hàm chứa nhiều thách thức cho ngành tài chính. Nếu năm 2008, khó khăn khởi nguồn từ những sức ép đột ngột mà ngành tài chính ngân hàng phải đối phó và nếm trải đầu tiên rồi sau đó lan sang các ngành sản xuất, thương mại thì có thể trong năm 2009, đối với Việt Nam, quá trình sẽ diễn ra theo chiều ngược lại.

Các doanh nghiệp sản xuất và thương mại sẽ trước tiên hứng chịu sự sút giảm sức mua cả thị trường xuất khẩu và nội địa, đối mặt với những rủi ro về tỉ giá, khả năng thanh toán… rồi được “truyền dẫn” sang ngành tài chính ngân hàng.

Cùng với đó là sự khan hiếm các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt khi các dòng vốn đầu tư trên thế giới đều đang trở nên “khô cạn” hơn, khiến thị trường tài chính Việt Nam vẫn phải tiếp tục chờ đợi những cơ hội để hồi phục.

Tuy nhiên, sự khó khăn cũng ẩn chứa những cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành tài chính nhân cơ hội này để “lấy hơi” thông qua việc tái cấu trúc lại hoạt động của mình, phát triển theo chiều sâu, nâng cao tính hiệu quả sau những năm “chạy đua” mở rộng qui mô và lĩnh vực.

Thị trường nhân lực cho ngành tài chính – ngân hàng cũng dần trở lại trạng thái cân bằng sau những tháng ngày “trào bọt”. Đây cũng là cơ hội tốt giúp doanh nghiệp có căn cơ phát triển đội ngũ và người lao động cũng có dịp nhìn lại và nhận ra sự khác biệt giữa những lợi ích lâu dài và những thời cơ ngắn hạn.

Đặng Hồng Anh

Phá “băng” thị trường bất động sản

Sự đảo chiều của thị trường bất động sản đang gây “sốc” cho doanh nghiệp. Ngay cả Cty địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) của Sao Đỏ 8X Đặng Hồng Anh cũng nhiều lúc “hụt hơi”, nhưng rất tự tin, Hồng Anh khẳng định: “Vượt qua, chúng tôi sẽ trưởng thành hơn!”.

Năm 2004, Hồng Anh tiếp nhận Sacomreal với 11 tỷ đồng vốn với tư cách Chủ tịch Hội đồng Quản trị, khi môi trường kinh doanh bất động sản tương đối bất ổn.

Lập tức, Sacomreal tung ra thị trường các dịch vụ quảng cáo, rao bán bất động sản, pháp lý nhà đất, tư vấn thiết kế; tiếp thị độc quyền các dự án lớn… và trở thành thương hiệu mạnh, mang lại sự yên tâm cho người tiêu dùng. Nhờ đó, ngay cả khi thị trường chứng khoán ảm đạm, Sacomreal phát hành trái phiếu, chỉ trong một ngày đã thu về 100 tỷ đồng vốn.

Với dự án bất động sản Phú Mỹ (TP Hồ Chí Minh), Công ty chỉ mất ba ngày để “gom” 750 tỷ đồng. Hiện, Hồng Anh đang làm chủ doanh nghiệp có tổng vốn điều lệ 568 tỷ đồng, tạo việc làm cho 369 người.

“Để tồn tại và vượt qua khó khăn, doanh nhân kinh doanh bất động sản phải góp phần phá được sự nguội lạnh, đóng băng của thị trường, tạo được nhiều dịch vụ độc đáo…” – Hồng Anh chia sẻ kinh nghiệm.

Năm nay, thị trường bất động sản lại “đỏng đảnh”, Hồng Anh sẽ tiếp tục tìm hướng đi mới bắt đầu từ thành công của việc khai trương Sàn giao dịch bất động sản 24 giờ với phương pháp mở rộng hoạt động kinh doanh theo cả chiều rộng và sâu.

Chiều rộng là tạo chính sách hỗ trợ người có thu nhập thấp có thể mua trả góp nhà thời hạn bằng cả nửa đời người. Chiều sâu là tiếp tục tập trung vào nhiều dự án độc quyền, dịch vụ sang trọng tạo ra giá trị gia tăng lớn cho doanh nghiệp.

Hồng Anh và các cộng sự cũng đang nghiên cứu để phát triển thương mại điện tử, tạo sự thông thoáng, nhanh gọn trong giao dịch bất động sản. “Với hình thức này, Việt kiều ở bất cứ đâu trên thế giới cũng có thể giao dịch bất động sản ở Việt Nam!” – Hồng Anh bày tỏ.

Trong tình hình kinh tế biến động như hiện nay, để thị trường bất động sản phục hồi và phát triển ổn định phụ thuộc nhiều vào chính sách. Trong nhiều nỗi lo, Hồng Anh vẫn tin trưởng Sacomreal sẽ vẫn kinh doanh tốt và có thêm phần lợi nhuận chia sẻ với những mảnh đời khó khăn – ấy là văn hóa của Sacomreal và của một doanh nhân trẻ.

Chị Nguyễn Thanh Phượng

Lửa thử vàng…

Chị Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Quỹ đầu tư Bản Việt – cho rằng những giải pháp điều hành của Chính phủ đang dần có tác dụng duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và giữ được tăng trưởng, tuy nhiên nhìn ở góc độ của một doanh nghiệp thì năm 2009 vẫn sẽ là một năm đầy khó khăn.

“Tôi nghĩ các doanh nghiệp phải vượt qua năm 2009 bằng thực lực và “nội lực” của mình sau khi đã dùng những tích lũy để trụ qua năm 2008” – Chị Phượng nhận định. Theo đó, năm tới, chắc chắn thu nhập từ hoạt động kinh doanh sẽ giảm , để “đi qua” năm 2009, doanh nghiệp sẽ giảm chi phí, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh và tiết kiệm nhiều hơn.

“Tôi tin chắc doanh nghiệp nào vượt qua được khủng hoảng sẽ khẳng định được thực lực, thương hiệu, uy tín của mình và trong tương lai sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” và tôi hy vọng đây cũng là một năm đầy thú vị để các doanh nghiệp biết rõ và hiểu được mình đang ở vị thế nào” – Chị Phượng tin tưởng.

Anh Nguyễn Điệp Tùng

Cuối năm, chứng khoán có thể phục hồi

Đó là nhận định của anh Nguyễn Điệp Tùng – Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán FPT.

Anh Tùng cho rằng, 2008 là năm đặc biệt khó khăn với thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán: Chỉ số VNIndex từ đỉnh cao 1.170 điểm xuống 286 điểm (ngày 10/12/2008), giá trị giao dịch suy giảm… dẫn đến tự doanh của các công ty chứng khoán thua lỗ, môi giới thu phí không đáng kể…

Tuy nhiên, không vì thế mà mọi thứ đóng lại trước mắt những nhà kinh doanh chứng khoán trẻ. Anh Tùng tin, với những những điều chỉnh chính sách vĩ mô hợp lý, kịp thời của Nhà nước thời gian qua, thị trường chứng khoán 2009 sẽ không phải chịu những đợt trồi sụt nặng nề như năm 2008. Tuy nhiên các chính sách cũng cần có thời gian để phát huy tác dụng và thị trường có thể phục hồi trong sáu tháng cuối năm.

Anh Tùng và các cộng sự đã vạch chiến lược cho năm 2009: Phát triển chiều sâu và đảm bảo an toàn, ổn định; đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, hoàn thiện và phát triển các sản phẩm tư vấn chuyên sâu…

Thăng trầm của năm 2008, đối với FPTS là dịp nhìn lại mình, để xác định đang ở đâu và phải làm gì trong thời gian tới. Qua “cơn bão”, nhiều doanh nghiệp sẽ ý thức hơn về các nguy cơ để tránh được khủng hoảng trầm trọng như ở Mỹ.

Phan Bình-Hải Hà-Phương Hà

Quyền Thành-Long Châu-Hà Phan


(Theo www.nguyenbaohoang.net)