Trang

Tipping point cho Thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn là một câu hỏi mở


Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đi từ thực tế online trước rồi mới “xây” và hoàn thiện các yếu tố offline. Đó chính là khó khăn lớn nhất.
Tipping point” (điểm bùng phát) là tên một cuốn sách nổi tiếng tại Hoa Kỳ, rất được giới CNTT ở Việt Nam ưa chuộng. Tại Việt Nam, “tipping point” cho TMĐT đã được ngóng chờ từ lâu, nhưng vẫn là một câu hỏi mở.
TMĐT ở Hoa Kỳ phát triển rất nhanh trong một thị trường có cơ sở hạ tầng vững chắc về pháp lý, kho vận, thanh toán qua mạng. Còn tại Việt Nam, TMĐT đi từ thực tế online trước rồi mới “xây” và hoàn thiện các yếu tố offline dẫn đến khó khăn. Các doanh nghiệp chỉ tác động tới hệ thống offline một phần, còn việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, hạ tầng giao thông cho việc giao nhận hàng vượt ngoài khả năng của họ.
Thương mại điện tử
Thương mại điện tử
Ông Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng Giám Đốc Điều Hành Quỹ IDG Venture Vietnam (IDG VV) từng chia sẻ, chính quỹ sẽ “xắn tay áo” đầu tư vào hệ thống kho bãi, giao nhận, hạ tầng thanh toán để tạo nền tảng vững chắc cho các Công ty IDG VV đã đầu tư nói riêng và TMĐT nói chung phát triển nhanh chóng hơn!
Ông Nguyễn Hoành Tiến, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNG nhận định, thị trường kinh doanh Internet còn rộng và có nhiều phân khúc khác nhau. Chính vì vậy, VNG đã tách riêng deal.zing.vn và 123mua.vn ra thành đơn vị kinh doanh độc lập để đẩy mạnh kinh doanh TMĐT, với kỳ vọng đội ngũ tiêu dùng chính là phụ nữ, 19-30 tuổi, lớn lên từ các mạng xã hội tuổi teen.
Offline tạo lợi thế cho online
Ông Đinh Anh Huân, Tổng Giám đốc Hệ thống bán lẻ toàn quốc Dienmay.com cho biết: dienmay.com rất tự tin với kế hoạch “đẩy” doanh số online (qua mạng) lên tới 30% tổng doanh số vào năm 2012. Hiện nay, tỷ lệ này là 10%, khoảng 60 tỷ đồng /tháng.
Để làm được điều này, dienmay.com đã có kế hoạch phát triển nhân sự, địa điểm, kho hàng, dịch vụ khách hàng, hệ thống CNTT với giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và quản lý quan hệ khách hàng (CRM), giải pháp bán hàng online. Hệ thống CNTT hiện đại sẽ giúp việc ra các quyết định kinh doanh nhanh chóng hơn. Song song đó, hệ thống cửa hàng offline (ngoài đời) của dienmay.com sẽ là nguồn cung nhanh chóng để online vượt lên.
Các cửa hàng offline này giúp tạo niềm tin cho khách hàng. Dự kiến, hệ thống hoàn chỉnh sẽ có 50 siêu thị rộng từ 1.000m2 trở lên, với 6.000 nhân viên trên cả nước
Giá mua hàng trên mạng của dienmay.com rẻ hơn mua offline là 5-10%. Ông Huân nhận định: “Do đặc thù tại Việt Nam, phương thức thanh toán trả tiền mặt khi nhận hàng (COD) sẽ vẫn chiếm ưu thế”.
Groupon và cản ngại offline
Với mô hình kinh doanh groupon (bán hàng khuyến mãi theo nhóm), nhiều chuyển động “offline” đang được đẩy mạnh. Tháng 9/2011, Tập đoàn MJ (Nhóm Mua, Địa Điểm và hai công ty khác được sáp nhập) đã nhận được thỏa thuận đầu tư lên đến 60 triệu USD, tham vọng trở thành công ty TMĐT hàng đầu khu vực.
Ông Tom Trần, Tổng Giám đốc điều hành MJ cho biết, MJ sẽ đầu tư mạnh mẽ vào “offline” để hoàn thiện đội ngũ: nhân viên kinh doanh, dịch vụ khách hàng, giao nhận voucher (phiếu) khuyến mãi… MJ hướng đến thuyết phục các nhà cung cấp hiểu đúng tinh thần groupon: chi phí khuyến mãi được dùng để tiếp thị thương hiệu. Groupon hướng đến có thêm khách hàng mới cho các nhà cung cấp, chứ không nhằm mục tiêu tạo ra doanh thu tức thời.
Bà Trương Thị Tố Linh, Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị hai site TMĐT Vinabook.com và hotdeal.com cho biết thêm, ngành groupon đang phải giải quyết một số khó khăn “offline”. Nhiều đối tác cung cấp chưa hiểu rõ, coi groupon như một hình thức “phá giá”, làm hạ thấp giá trị thương hiệu mà không thấy được hết lợi ích mang lại. Một số nhà cung cấp nhận thức về việc tôn trọng các cam kết còn kém, do đó vi phạm chất lượng sản phẩm dịch vụ, hoặc khi thay đổi địa điểm lại không chăm sóc khách đã mua voucher trước đó. Tỷ lệ rủi ro này tuy nhỏ nhưng lại khiến khách hàng mất lòng tin vào hình thái groupon.
Nhị Giang (pcworld)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét