Trang

Mỹ ca ngợi thỏa thuận mới về Biển Đông


ộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đề cao thỏa thuận mới đạt được giữa hiệp hội các nước Đông Nam Á với Trung Quốc về hướng dẫn thực hiện Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông.

Thỏa thuận này được ngoại trưởng các nước ASEAN và đồng cấp Trung Quốc công nhận hôm qua, chỉ dẫn các cách thức hiện thực hóa một tuyên bố ra đời từ năm 2002 (DOC) giữa các bên có tranh chấp chủ quyền.

nguyen bao hoang

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm bắt tay Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trước một cuộc họp sáng nay ở Bali.

“Tôi muốn ca ngợi Trung Quốc và ASEAN đã làm việc chặt chẽ cùng nhau để lập ra các hướng dẫn thực thi cho tuyên bố chung về ứng xử trên Biển Đông”, Clinton nói trước cuộc gặp người đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Bà Clinton hôm nay cũng sẽ gặp những người đồng nhiệm châu Á tại Bali, Indonesia, sau chuyến công du Ấn Độ. Tại New Delhi, Clinton đã có một tuyên bố đáng chú ý, đó là kêu gọi Ấn Độ mở rộng hơn nữa ảnh hưởng và lãnh đạo khu vực. Ý kiến này chắc hẳn phải khiến Trung Quốc nghi ngại, hãng tin AFP bình luận.

Tại Bali hôm nay, sau khi họp với các ngoại trưởng ASEAN, bà Clinton sẽ tham dự hội nghị cấp cao Đông Á, và ngày mai tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

ARF là diễn đàn đối thoại an ninh quan trọng bậc nhất ở châu Á Thái Bình dương, nơi các bộ trưởng và quan chức cấp cao của Đông Nam Á tụ họp với đối tác Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Australia, Mỹ.

Các vấn đề an ninh như tranh chấp chủ quyền Biển Đông, chương trình hạt nhân Triều Tiên, xung đột biên giới Thái Lan – Campuchia và nhiều chủ đề khác dự kiến sẽ đượ đưa ra thảo luận.

Bà Clinton cũng sẽ chuẩn bị cho chuyến thăm vào tháng 11 tới đây của Tổng thống Barack Obama tới Indonesia và sự hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ tham gia hội nghị này.

“Bà Clinton đã quyết định rằng Đông Nam Á, đặc biệt là ASEAN, sẽ là điểm tựa cho chiến lược châu Á dài hơi của Mỹ”, chuyên gia phân tích Ernest Bower thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế ở Washington DC nhận định.

Ông nói rằng ASEAN không có tầm quan trọng chiến lược như Ấn Độ, Trung Quốc hay Nhật Bản, nhưng “nó nằm ở vị trí địa lý chiến lược nơi các ván cờ địa chính trị lớn của thế kỷ 21 sẽ diễn ra”.

“Ở thời điểm như thế này, dường như Ngoại trưởng là thành viên duy nhất của chính phủ Mỹ, có lẽ thêm Bộ trưởng tài chính Timothy Geithner nữa, là người hiểu được thực tế đó”, ông Bower thêm.

Tại ARF năm ngoái, bà Clinton đã khiến sự chú ý của thế giới đổ dồn về Biển Đông, khi tuyên bố rằng Mỹ có lợi ích quốc gia đối với an toàn và tự do hàng hải ở vùng biển này, và Mỹ sẵn sàng giúp đỡ để các bên đi đến một giải pháp hòa bình.

Thanh Mai


(Theo website Nguyễn Bảo Hoàng )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét