Trang

FT: Môi trường kinh doanh trên Internet tại Việt Nam còn nhiều thách thức


Các công ty Việt Nam vẫn phải đối đầu với quá nhiều rào cản khi gia nhập và kinh doanh trên thị trường.

Nguyễn Bảo Hoàng (Henry Nguyen), Tổng giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures, cho rằng: “Quy định như hiện nay có lợi cho nhóm công ty nước ngoài nhưng phần nào tạo bất lợi cho nhóm công ty tại Việt Nam.”

Nguyen Bao Hoang
Ông Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng giám đốc IDG Ventures. Nguồn ảnh: VnEconomy

Nhiều doanh nhân lo lắng về tốc độ thay đổi hiện nay: “Công nghệ biến đổi nhanh và các công ty địa phương đối mặt với nhiều khó khăn. Chúng tôi chưa có đủ người, kinh nghiệm và một hệ thống xung quanh để giúp chúng tôi tăng trưởng hơn.”

Dù tiềm năng của thị trường Internet tại Việt Nam không hề nhỏ, những doanh nhân đi đầu ngành công nghệ Việt Nam còn phải vượt qua không ít trở ngại. Hệ thống giáo dục tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, chủ yếu sinh viên công nghệ phải tự học.

Khi điều kiện giáo dục và tư tưởng tại Việt Nam còn chưa đánh giá đúng mức kinh nghiệm và nỗ lực của giới trẻ, người ta chưa biết đến Việt Nam như một đất nước của nhiều nhà phát triển phần mềm hay các công ty Internet. 

Chỉ 10 năm trước đây, rất ít người Việt Nam sở hữu điện thoại di động hay máy tính cá nhân. Nay tại thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, điện thoại thông minh và máy tính bảng iPad phổ biến chẳng kém gì so với tại London hay New York.

Những người đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh này có thể kể đến như Giám đốc điều hành VNG Lê Hồng Minh. Người thanh niên 35 tuổi này đã tung ra Vinagame ở thời điểm hoạt động kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam còn hiếm và gần như không ai có kinh nghiệm lập trình trò chơi. Công ty đã phát triển mạnh các sản phẩm trò chơi trên mạng Internet, mạng xã hội, tin tức và website nhạc trực tuyến.

Công ty công nghệ như VNG cho đến nay có độ phủ khá lớn tại Việt Nam. Công ty đã thu hút được tới 18 triệu người dùng đến với sản phẩm trò chơi, mạng xã hội, nhạc và trang tin tức, tương đương khoảng 60% người dùng Internet tại Việt Nam.

Ông Minh dự báo doanh thu của VNG năm 2012 có thể vượt mức 100 triệu USD, tương đương khoảng 50% tổng doanh thu của thị trường Internet tại Việt Nam, công ty đã hút được vốn đầu tư từ Goldman Sachs.

Ngoài ra có thể kể đến ông Nguyễn Hòa Bình - người đã tiết kiệm tiền ăn sáng để mua sách lập trình. Năm 2011, người thanh niên 31 tuổi này đã bán 20% cổ phần tại PeaceSoft, công ty chuyên kinh doanh sản phẩm trực tuyến, cho eBay.

Hồ Minh Đức, người sáng lập ra công cụ tìm kiếm trực tuyến bằng ngôn ngữ tiếng Việt đầu tiên cùng với 4 người bạn từ thời tiểu học. Công ty Socbay của ông hiện đang đặt trụ sở tại một trong những con phố khá sầm uất của Hà Nội.

Năm 2006, đại diện của Google đã đến gõ cửa công ty, và đưa ra lời đề nghị trị giá 5 triệu USD dành cho nhóm người sáng lập Socbay, ngoài ra còn chấp thuận dành cho họ quyền mua cổ phiếu cùng lương tổng trị giá khoảng 8.000USD/tháng. Tuy nhiên, ông Đức đã từ chối bởi Sobay "muốn phát triển công nghệ Việt để đáp ứng nhu cầu của người Việt".

Hay như Phùng Tiến Công, một doanh nhân Internet 32 tuổi, người từng sáng lập ra website chuyên dịch vụ hẹn hò và âm nhạc. Mới đây, ông đã đảm nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc phụ trách mảng nội dung số tại tập đoàn MV hiện đang nỗ lực phát triển nhiều ứng dụng sử dụng trên di động.

Ngân hàng Bản Việt mục tiêu 550 tỷ đồng lợi nhuận 2012


Năm 2012, ngân hàng sẽ đầu tư 13,6 nghìn tỷ đồng kinh doanh chứng khoán, chiếm gần 50% tài sản có sinh lời. Cổ tức tỷ lệ 12%.

Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (VietCapitalBank) vừa công bố chương trình họp Đại hội cổ đông thường niên.

Ngân hàng Bản Việt - Viet Capital Bank
Ngân hàng Bản Việt mục tiêu 550 tỷ đồng lợi nhuận 2012

Năm 2012, ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng, gấp rưỡi năm 2011.

Trong đó, dự kiến thu nhập lãi thuần (chênh lệch thu chi các khoản có lãi suất) ước đạt 824 tỷ đồng, gồm:

- Thu lãi cho vay đạt 944 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2011.

- Thu lãi tiền gửi đạt 902 tỷ đồng, tăng 230%.

- Thu lãi từ đầu tư chứng khoán 1.416 tỷ đồng, tăng 216%%

- Chi lãi huy động là 2.438 tỷ đồng, tăng 136%.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 25 tỷ đồng, từ hoạt động ngoại hối 20 tỷ đồng, hoạt động khác 13 tỷ đồng...

Vốn điều lệ năm 2012 sẽ không thay đổi so với 2011, ở mức 3.000 tỷ đông. Cổ tức tỷ lệ 12%.

Tổng vốn huy động dự kiến tăng 78% lên 23,6 nghìn tỷ đồng, trong đó huy động 16,6 nghìn tỷ đồng từ tổ chức kinh tế, dân tư và huy động 7 nghìn tỷ đồng từ thị trường liên ngân hàng và vay Ngân hàng Nhà nước.

Tổng tài sản năm 2012 dự kiến tăng 65% lên 28 nghìn tỷ đồng, trong đó tài sản có sinh lời chiếm 95,5%, bao gồm 8 nghìn tỷ đồng gửi vốn có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác (chiếm 28,6%), 13,6 nghìn tỷ đồng đầu tư kinh doanh chứng khoán (48,6%) và 5,1 nghìn tỷ đồng cấp tín dụng (17%).

Đến cuối năm 2011, vốn điều lệ của ngân hàng là 3.000 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ đồng so với đầu năm, giá trị tổng tài sản đạt 17 nghìn tỷ đồng, đạt 113% so với kế hoạch. Tổng nguồn vốn huy động đạt 13,3 nghìn tỷ đồng, tăng 119% so với năm 2010, đạt 116% kế hoạch năm 2011.

Dư nợ tín dụng đạt 4.380 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm 2010. Nợ xấu chiếm 2,7% tổng dư nợ.

Về hoạt động đầu tư, tổng số đầu tư kinh doanh chứng khoán là 5.859 tỷ đồng, đạt 154% kế hoạch, tăng 301% so với năm trước.

Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 360 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch , tăng 379% so với năm 2010.

Ngân hàng Bản Việt: Nợ xấu đến cuối 2011 chỉ còn 2,69%


Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sau khi chuyển đổi từ ngân hàng Gia Định thành ngân hàng Bản Việt đã giảm mạnh từ mức 4% cuối năm 2010 xuống còn 2,69%. Thấp hơn mức trung bình 2011 toàn ngành ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Bản Việt - Vietcapitalbank vừa thông báo kết quả báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 sau khi chuyển đổi từ NHTMCP Gia Định. 

Ngan hang Ban Viet - Viet Capital Bank
Ngân hàng Bản Việt: Nợ xấu đến cuối 2011 chỉ còn 2,69%

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, Vietcapital bank đạt lợi nhuận xấp xỉ 270 tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với KQKD năm 2010. 

Thu nhập từ lãi thuần vẫn là chủ yếu đạt 422 tỷ đồng trong 578 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động. So với năm 2010, thu nhập tăng gần gấp 3 lần. Năm 2010, tổng thu nhập chỉ đạt 202 tỷ đồng

Tăng trưởng thu nhập cũng đi kèm với mức tăng chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động của ngân hàng tăng gấp 2 lần từ 108 tỷ đồng của năm tài chính 2010 lên 208 tỷ đồng trong năm 2011.

Đạt được thu nhập cao như vậy trong năm 2011 do ngân hàng mở rộng cho vay và lãi suất cho vay tăng mạnh. 

Dư nợ tính đến 31/12/2011 tăng trưởng 19.6% đạt 4.380 tỷ. Lãi suất cho vay thương mại bằng VND là 24%/năm và ngoại tệ là 7,5%. Trong khi năm 2010, lãi suất dao động từ 12-20%/năm với vay tín dụng cho vay VND và 6,8-8,5%/năm với tín dụng ngoại tệ. 

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng cải thiện đáng kể. Năm 2010, nợ xấu bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, và nợ có khả năng mất vốn chiếm 4% dư nợ cho vay. Đến cuối 2011, tỷ lệ này chỉ còn 2,69% mặc dù dư nợ tăng xấp xỉ 20%. 

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cũng có sự thay đổi, tăng tỷ lệ ở dư nợ ngắn hạn và giảm với kỳ hạn còn lại. Nếu như năm 2010, dư nợ ngắn hạn chiếm 66,9% tổng dư nợ thì đến 2011 tỷ lệ này là 73,7%. Với dư nợ dài hạn thì giảm từ 18% xuống còn 14,4%.

Đối tượng cho vay cũng chuyển dịch từ khách hàng cá nhân sang đối tượng là công ty cổ phẩn và công ty TNHH. Năm 2010, dư nợ cá nhân chiếm 43,84% thì năm 2011 chỉ còn 31,86%. Dư nợ dành cho công ty cổ phần và TNHH tăng từ 26,52% và 26,62% lên lần lượt 35,37% và 30,28%. 

Đến cuối năm 2011, ngân hàng có 5.773 tỷ đồng là kỳ phiếu hoặc trái phiếu do TCKT hay TCTD khác phát hành. Trong đó có 4 khoản TPDN phát hành có lãi suất từ 18-21%/năm nhưng không có tài sản đảm bảo với tổng khối lượng khoảng 1.000 tỷ. Còn lại là các kỳ phiếu do các TCTD khác phát hành, lãi suất 14-15,85%/năm.

Bạn có đủ tiêu chuẩn nhận vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm?

Bạn có sẵn sàng đưa công ty mình đến bước phát triển mới? Có phải đã đến lúc để tìm nguồn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm?

Đa số câu trả lời sẽ là "không". Chỉ có mô hình "đúng" đang ở giai đoạn phát triển "đúng" và xuất hiện "đúng" thời điểm trên thị trường mới là đối tượng của các quỹ đầu tư mạo hiểm để mắt đến.

Một số đặc điểm mà các nhà đầu tư sẽ quan tâm

Khả năng tạo lợi nhuận

Một doanh nghiệp với chi phí cao cao và tổng lợi nhuận thấp sẽ không được để mắt đến. Các quỹ đầu tư thích các mô hình kinh doanh tạo được nhiều lợi nhuận. Điều này là đương nhiên và không có gì phải bàn cãi Nếu một doanh nghiệp có giá sản xuất sản phẩm thấp và có phần trăm trong tổng giá bán ra nằm ở 1 con số thì doanh nghiệp đó rất hấp dẫn đối với Quỹ đầu tư.

Quy mô thị trường


Trong bộ phim Social Network, Justin Timberblake trong vai Sean Parker đã nói rằng: "Một triệu đô la chẳng đáng là gì. Anh biết cái gì nghe hấp dẫn hơn không? Một tỷ đô la." Với quỹ đầu tư mạo hiểm thì thị trường khiêm tốn nghe chẳng chẳng hấp dẫn chút nào.

Không có bí quyết thành công


Bí quyết thành công không nhất thiết phải là bằng sáng chế hay phát minh ra thứ gì mới. Startbucks là một doanh nghiệp được đầu tư trong khi mô hình kinh doanh này có thể bị sao chép dễ dàng. Thật sự đã có nhiều người cố gắng cạnh tranh với Startbucks trong lĩnh vực này nhưng không người nào thành công cả trong việc sao chép "văn hóa" của Startbucks. Tất cả những yếu tố như nhân viên, khách hàng của Startbucks, các poster diễn viên và đam mê dành cho chất lượng của từng sản phẩm đã kết hợp lại và tạo nên một rào cản ngăn các doanh nghiệp tương tự tiến vào thị trường ngay cả khi chất lượng café của họ có tốt hơn Starbucks đi nữa.

Bạn và đội ngũ của mình


Bạn không nhất thiết phải có kinh nghiệm nhưng nếu không có điều đó thì bản cần phải có một số các phẩm chất sau đây: a) Có một nền tảng kiến thước tốt, b) từng có kinh nghiệm làm việc tại các công ty trong lĩnh vực liên quan hay đã từng khởi nghiệp, c) có sự xuất chúng thể hiện qua kế hoạch phát triển thực tế và tỉ mỉ, d) có trình đô chuyên môn vượt trội trong một lĩnh vực nhất định, e)  Bạn truyền đạt tầm nhìn của mình tốt đến mức nào. Nói cách khác, bạn có phải là Steve Jobs thứ hai hay không?

Vấn đề là khi bạn nhìn vào danh sách đó và đánh giá lại vị trí của mình theo cách logic nhất, bạn có thật sự đủ khả năng đáp ứng hết tất cả?


Có rất nhiều doanh nghiệp tuyệt vời mà chẳng cần vốn đầu tư từ bên ngoài. Nếu trò chuyện với những người đã và đang khởi nghiệp, ai cũng có những thời kỳ khó khăn. Nhà đầu tư không phải là một thiên thần sẽ đến lúc bạn cần. Vì vậy, bạn cần có đủ lòng tin, quyết tâm cũng như sự chuẩn bị tốt nhất khi bắt đầu khởi nghiệp.

Vinaphone-Mobiphone sáp nhập là tin chưa chính xác

Trên các báo ngày 21/3 tràn ngập thông tin về Vinaphone-Mobiphone; các tin tức khác: MobiFone dùng 3G phủ WiFi miễn phí trên xe bus; Đọc eBook – tập đọc sách có bản quyền…

Tin Vinaphone-Mobiphone sáp nhập là tin chưa chính xác


Trước thông tin cho rằng, hai nhà mạng VinaPhone và MobiFone sáp nhập, chiều 20/3, trao đổi với phóng viên TTXVN, Thứ trưởng Bộ TTTT Lê Nam Thắng khẳng định đó là thông tin không chính xác. Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết thêm, Bộ TTTT được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ xem xét đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực viễn thông, trong đó có Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Quá trình tái cơ cấu này hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng các phương án phù hợp, Bộ hoàn toàn chưa có bất cứ quyết định cũng như xem xét phương án cụ thể nào để trình Chính phủ vào thời điểm này. Việc tái cơ cấu lại toàn bộ ngành viễn thông nói chung và VNPT nói riêng cần được tiến hành sức thận trọng bởi hoạt động này có ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp, người lao động trong ngành cũng như người sử dụng dịch vụ viễn thông. Để có phương án tái cơ cấu hiệu quả nhất, Bộ TTTT sẽ tiến hành xem xét, thẩm định kỹ lưỡng các phương án, lấy ý kiến các bên liên quan rồi từ đó mới có ý kiến cụ thể trình Chính phủ quyết định.

Theo quan điểm của Bộ TTTT thì việc tái cơ cấu lại ngành viễn thông, trong đó có VNPT phải dựa trên nhiều nguyên tắc. Trong đó, việc tái cơ cấu phải đảm bảo các doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, sức cạnh tranh mạnh hơn, tạo điều kiện cho thị trường viễn thông Việt Nam phát triển bền vững. Phương án tái cơ cấu phải được xem xét tổng thể trên bộ toàn thị trường viễn thông nước ta để đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội, hoạt động của doanh nghiệp vẫn ổn định, dịch vụ, không gây xáo trộn, ảnh hưởng tới người dân đang sử dụng dịch vụ. VinaPhone và MobiFone đều là doanh nghiệp của Nhà nước do VNPT quản lý. Cùng với Viettel, VinaPhone và MobiFone được đánh giá là 3 mạng viễn thông mạnh nhất ở Việt Nam hiện nay. ( Vietnam Plus 21/3/2012)

MobiFone dùng 3G phủ WiFi miễn phí trên xe bus


MobiFone đã thử nghiệm 8 bộ chuyển đổi từ sóng 3G thành WiFi lắp đặt trên xe bus Hoàng Long để cung cấp miễn phí cho khách hàng. Ông Nguyễn Trọng An, Giám đốc Trung tâm 5 của MobiFone cho biết, bắt đầu từ tháng 8/2011 MobiFone đã thử nghiệm đưa thiết bị chuyển đổi từ sóng 3G thành WiFi trên xe bus Hoàng Long tuyến Hà Nội - Hải Phòng. MobiFone đang quảng cáo “Trải nghiệm 3G cùng MobiFone”, dịch vụ có tên MobiFone3G cung cấp WiFi cho các chuyến xe của VIP Hải Âu. Bước đầu, dịch vụ này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ nhà xe cũng như hành khách. Trong một chủ đề trên diễn đàn tinhte.vn, thành viên culebarca104 nhận xét: “Hôm nay em mới đi từ Hải Phòng lên Hà Nội thấy giới thiệu dịch vụ này. Vào mạng tốc độ khá tốt”. Chị Hà, nhân viên văn phòng VIP Hải Âu tại bến xe Gia Lâm cho biết: “MobiFone cho nhân viên đến lắp thiết bị phát WiFi trên tất cả các xe Hải Âu. Nhưng trong tổng số 6 xe đã có 1 xe hỏng hẳn WiFi. Thiết bị phát WiFi bị hỏng đã được tháo ra, hiện xe 16N-5413 không có WiFi.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng dich vụ WiFi và 3G tăng rất nhanh, số khách hàng sử dụng các thiết bị như smartphone, laptop, tablet... ngày càng đông đảo. MobiFone có thể đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng với dịch vụ 3G của mình. Từ cuối năm 2011 đến nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ 3G của khách hàng tăng rất mạnh. Ông Nguyễn Trọng An cho biết, ngoài nhu cầu của khách hàng cá nhân thì đã có nhiều doanh nghiệp bắt đầu sử dụng các dịch vụ 3G. Đã có doanh nghiệp vận tải muốn sử dụng dịch vụ định vị theo dõi hành trình của xe ô tô trên nền tảng 3G của MobiFone. MobiFone khu vực 5 đang triển khai rất mạnh việc mở rộng vùng phủ sóng 3G tại các địa phương trọng điểm như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. (ICTnews 21/3/2012)

Môi trường kinh doanh trên Internet tại Việt Nam còn nhiều thách thức


Nhiều doanh nhân công nghệ hàng đầu tại Việt Nam khẳng định các công ty nội địa còn đang phải đối đầu với quá nhiều rào cản khi gia nhập và kinh doanh trên thị trường. Dù tiềm năng của thị trường Internet tại Việt Nam không hề nhỏ, những doanh nhân đi đầu ngành công nghệ Việt Nam còn phải vượt qua không ít trở ngại. Hệ thống giáo dục tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, chủ yếu sinh viên công nghệ phải tự học. Từ khi là học sinh cấp 3, Nguyễn Hòa Bình đã tiết kiệm tiền ăn sáng để mua sách lập trình. Năm 2011, người thanh niên 31 tuổi này đã bán 20% cổ phần tại PeaceSoft, công ty chuyên kinh doanh sản phẩm trực tuyến, cho eBay.

Hồ Minh Đức, người sáng lập ra công cụ tìm kiếm trực tuyến bằng ngôn ngữ tiếng Việt đầu tiên cùng với 4 người bạn từ thời tiểu học, học chuyên ngành CNTT tại trường đại học thế nhưng người thanh niên 29 tuổi khẳng định anh học được từ đồng nghiệp và bạn bề nhiều hơn từ các thầy cô giáo, người chỉ toàn dậy lý thuyết. Công ty Socbay của anh hiện đang đặt trụ sở tại một trong những con phố khá sầm uất của Hà Nội. Anh Đức khẳng định nhóm người sáng lập ra công ty muốn sử dụng vốn hiểu biết về văn hóa Việt Nam cũng như ngôn ngữ tiếng Việt để phát triển công cụ tìm kiếm tốt hơn dành riêng cho người Việt chứ không muốn những công cụ do nước ngoài phát triển. Năm 2006, đại diện của Google đã đến gõ cửa công ty, và đưa ra lời đề nghị trị giá 5 triệu USD dành cho nhóm người sáng lập, ngoài ra còn chấp thuận dành cho họ quyền mua cổ phiếu cùng lương tổng trị giá khoảng 8.000 USD/tháng.

Anh Đức nói: “Nếu chúng tôi gia nhập Google, chúng tôi hẳn đã học được nhiều. Thế nhưng chúng tôi đã từ chối bởi cái giá quá rẻ mạt và chúng tôi muốn phát triển công nghệ Việt để đáp ứng nhu cầu của người Việt.” Anh Phùng Tiến Công, một doanh nhân Internet 32 tuổi, người từng sáng lập ra website chuyên dịch vụ hẹn hò và âm nhạc, khẳng định: “Tại Việt Nam, bạn cần rất nhiều mối quan hệ”. Gần đây, anh đã đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng nội dung số tại tập đoàn MV hiện đang nỗ lực phát triển nhiều ứng dụng sử dụng trên di động. Công ty công nghệ như VNG cho đến nay có độ phủ khá lớn tại Việt Nam. Công ty đã thu hút được tới 18 triệu người dùng đến với sản phẩm trò chơi, mạng xã hội, nhạc và trang tin tức, tương đương khoảng 60% người dùng Internet tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Bảo Hoàng (Henry Nguyen), Tổng Giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm IGD Ventures, cho rằng: “Quy định như hiện nay có lợi cho nhóm công ty nước ngoài nhưng phần nào tạo bất lợi cho nhóm công ty tại Việt Nam”. Nhiều doanh nhân lo lắng về tốc độ thay đổi hiện nay: “Công nghệ biến đổi nhanh và các công ty địa phương đối mặt với nhiều khó khăn. Chúng tôi chưa có đủ người, kinh nghiệm và một hệ thống xung quanh để giúp chúng tôi tăng trưởng hơn.” (Theo TTVN/FT 21/3/2012)

Đọc eBook – tập đọc sách có bản quyền


Sự xuất hiện của một số ít ỏi gian hàng sách điện tử (eBook) tại hội sách TP.HCM lần 7 cho thấy thị trường này vẫn là một khoảng trống lớn đang chờ đợi các nhà cung cấp. Lọt thỏm giữa hội sách là gian hàng của Công ty Alezaa cung cấp dịch vụ sách số có bản quyền và một gian của trung tâm sách điện tử Ybook (NXB Trẻ), nhưng cũng mới ở mức trình diễn giới thiệu cho khách tham quan. Lác đác thêm một vài đơn vị giới thiệu thiết bị đọc sách điện tử (e-Reader) kết hợp hướng dẫn cài đặt phần mềm đọc và tặng sách như TiKi.vn, Dook.vn… Trước đó, hồi tháng 1/2012, Appstore.vn đã thỏa thuận với NXB Thời Đại mua hơn 1.000 đầu sách do nhà xuất bản này nắm giữ, cùng với sách của AlphaBooks, VNN Plus. Appstore.vn đã trở thành một nhà phân phối eBook bản quyền lớn nhất tại Việt Nam. Một đại diện của NXB Thời Đại cho biết, mặc dù phiên bản sách điện tử được bán với giá chỉ bằng 10 – 30% sách in, nhưng so với những chi phí cố định của sách in thì việc bán sách điện tử vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều.

Xu hướng đọc eBook tại Việt Nam đã hình thành khá rõ nét từ sau khi máy tính bảng, thiết bị đọc sách điện tử (e-Reader) chuyên dụng và các dòng smartphone xuất hiện trên thị trường vào năm 2010. Trước đó, nhu cầu này đã có nhưng chủ yếu là trong các thư viện và phần lớn sách sử dụng chưa có bản quyền. Tại hội nghị tổng kết công tác xuất bản và phát hành sách năm 2011 do Bộ TTTT tổ chức vào sáng 19/3, bà Nguyễn Kim Dung, Giám đốc Thư viện Quốc gia cho biết, nhu cầu truy cập sách điện tử tại thư viện này cao gấp ba lần sách truyền thống mỗi ngày, trong khi nguồn sách điện tử hiện nay không có đủ để đáp ứng. Hiện các nhà xuất bản lớn như Giáo Dục, Kim Đồng, Trẻ… đều có kế hoạch số hóa các kho dữ liệu sách đồ sộ của họ để đáp ứng nhu cầu bạn đọc.

Theo ông Cao Xuân Sơn, Giám đốc Chi nhánh NXB Kim Đồng tại TP.HCM, công nghệ hiện nay cho phép đồng bộ tất cả các thiết bị (máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng hay điện thoại di động…) để bạn đọc có thể chuyển đổi thiết bị đọc dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất khiến các nhà làm sách vẫn còn e dè là bản quyền. Trên thực tế, nhiều cuốn sách chưa kịp đưa đi in đã có bản điện tử xuất hiện trên mạng. “Việc nhanh chóng đưa ra các quy định pháp luật về quản lý loại hình sách điện tử do nhu cầu thị trường đang phát triển là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là phải hình thành ý thức tôn trọng bản quyền ở người đọc, nhất là thế hệ những người đọc trẻ ngay từ bây giờ”, ông Sơn nói. (Sài Gòn Tiếp thị 21/3/2012)

The Voice Việt Nam: Bắt đầu Thử giọng trực tuyến


Cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc mang tên Giọng hát Việt được sản xuất từ phiên bản The Voice (Hà Lan) bước vào vòng thi Thử giọng trực tuyến từ 20/3 tới 7/5/2012. Vòng Thử giọng trực tuyến sẽ được diễn ra trên hệ thống website chính thức của Giọng hát Việt tại địa chỉ: www.gionghatviet.vn. Tất cả quy trình của vòng Thử giọng trực tuyến được hướng dẫn một cách chi tiết nhất với một giao diện thân thiện mà bất kỳ ai cũng có thể hiểu. Tất cả những bản thu âm sẽ được một Hội đồng giám khảo riêng của vòng Thử giọng trực tuyến lựa chọn và tất cả những tiết mục được lựa chọn sẽ được đặc cách vào vòng 2 trong khuôn khổ Vòng sơ tuyển tại các tỉnh thành.

Có thể hình dung lại một cách đơn giản là: Vòng sơ tuyển bao gồm Sơ tuyển 1 và Sơ tuyển 2. Các thí sinh được chọn lựa ở vòng Thử giọng trực tuyến này sẽ được đặc cách vào thẳng vòng Sơ tuyển 2. Sau khi thử thách 1 lần nữa ở vòng Sơ tuyển 2, thí sinh sẽ chính thức bước vào vòng thi Giấu mặt với sự chấm điểm, chọn lựa trực tiếp của dàn BGK bao gồm Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà, Thu Minh, Trần Lập. Với cách thức này, các thí sinh không tham gia ở vòng Thử giọng trực tuyến cũng sẽ không có gì lo ngại về sự mất công bằng. Vì dẫu có được chọn ở vòng Thử giọng trực tuyến thì họ cũng sẽ phải vượt qua vòng Sơ tuyển 2 (hát trực tiếp) trước khi có mặt chính thức ở vòng Giấu mặt. (Dân Trí 21/2/2012).

Đầu tư vào ngân hàng: Rót ngàn tỷ vẫn không run

Tái cơ cấu từ một "khái niệm" bi quan đang trở thành một cơ hội đầy triển vọng. Vì thế, dù đang trong giai đoạn khó khăn nhưng các nhà đầu tư vẫn sẵn vàng đổ cả ngàn tỷ, huy động thêm nguồn lực con người, công nghệ...

Trong khi những hành động của Ngân hàng Nhà nước dù được khẳng định là rất quyết liệt nhưng lại khá kín tiếng thì những diễn biến trên thực tế lại khá sôi động. Một nguồn lực mới cả về tài chính, con người, công nghệ... đang đổ vào các ngân hàng hơn cả kỳ vọng. Tái cơ cấu từ một "khái niệm" bi quan đang trở thành một cơ hội đầy triển vọng. Vì thế, dù đang trong giai đoạn khó khăn nhưng các nhà đầu tư vẫn sẵn vàng đổ cả ngàn tỷ, huy động thêm nguồn lực con người, công nghệ...

Tin đồn và sự thật


Nếu đúng như cam kết từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì đến cuối quý I sẽ có những quyết định quan trọng liên quan đến tái cơ cấu ngân hàng, nhất là khi hồi đầu tháng đầu tháng 3, Chính phủ đã thông qua đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng. Có lẽ vì thế, mà trong mấy ngày gần đây, giới ngân hàng đang rất ngóng đợi những quyết định quan trọng từ Ngân hàng Nhà nước khi mọi công tác chuẩn bị đã khá kỹ.

Mấy ngày gần đây, giới ngân hàng đang bàn tán về thông tin một ngân hàng do một đại gia BĐS sản đứng đầu ở phía Bắc đang có những động thái chuẩn bị về thủ tục, nhân sự và cả tài chính để cùng một ngân hàng khác ở phía Nam bàn tính chuyện hợp nhất.

Cơ sở cho động thái này được xác định là ông chủ ngân hàng miền Bắc đã tiếp cạn được một nhà đầu tư tiềm năng đến từ Trung Đông. Giới đầu tư cho biết, nếu điều này thành hiện thực thì đây hẳn là một điều đáng mừng vì các ngân hàng này không chỉ có nguồn lực lớn mà còn có sự tham gia của những nhà đầu tư chuyên nghiệp nhằm năng cao tiềm lực của mình về nhiều mặt.


Trong khi đó, mới đây nhất, khi Ngân hàng Đông Á đã đánh tiếng sẽ tìm kiếm đề hợp nhất với một đối tác khác để sáp nhập làm cho những thông tin đầu tư vào ngân hàng vốn đã sôi động và ngày càng có cơ sở. Tương tự, Chủ tịch SHN Đỗ Quang Hiển dù chưa thể khẳng định về việc sáp nhập Habubank nhưng đã bày tỏ nhu cầu tìm kiếm những SHB đang trong quá trình tìm kiếm một vài đối tác để nhận sáp nhập vào SHB nhằm nâng cao tiềm lực, mở rộng quy mô.

Ở một mức độ không còn là ý tưởng hay tin đồn, HBBank đã từng sớm lên tiếng mua lại cổ phần của EVN tại ABBank khi thoái vốn. Trong khi đó, thương vụ ầm ĩ giữa Eximbank và Sacom bank cũng đã đi đến giai đoạn cuối khi nhóm đầu tư do Eximbank đại diện dường như đã biến một cuộc thâu tóm thù nghịch thành một cuộc xâm lấn hòa bình khi cả hai đã đạt được những thỏa thuận ban đầu theo hướng đôi bên cùng có lợi.

Nói về hiện tượng này, một chuyên gia đầu tư lại tỏ ra không mấy bất ngờ, ông nhấn mạnh đó là một quy luật: khó khăn và khủng hoảng luôn là những cơ hội để phát triển mới. Điều này một lần nữa cho thấy những lo ngại về tình hình ngân hàng như dư luận vừa qua là thái quá. Hành động của các nhà đầu tư cho thấy, họ đã nhìn thấy và đang tận dụng mọi cơ hội để bước vào ngành ngân hàng.

Trong khi mọi thông tin trên đây đều chưa được các chủ thể khẳng định thì Tienphongbank lại có diễn biến nhanh chóng và được cho là minh bạch nhất trong thời điểm rối thông tin.

Ngày 18/1/2012, Tập đoàn Doji đã tuyên bố đầu tư vốn, chính thức công bố trở thành đối tác chiến lược của TienPhongBank. Theo đó, Tập đoàn DOJI do Ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT và ông Đỗ Anh Tú - Tổng giám đốc Công ty Diana Việt Nam cùng với các cổ đông khác nắm giữ tối đa 20% cổ phần để tham gia tái cấu trúc TienPhongBank.

Không dừng ở đó, sau khi có động thái đầu tư từ các cổ đông lớn trong nước, cổ đông nước ngoài của Tienphongbank là Tập đoàn tài chính SBI Holdings, Inc. Nhật Bản hiện đang sở hữu 4,9% cổ phần của TienPhong Bank đã rất sốt sắng với việc tăng vốn lên 1.500 tỷ đồng.

Đại diện SBI Holdings, Inc cho rằng, sự tham gia của một số nhà đầu tư mới của TienPhongBank, đặc biệt là Tập đoàn DOJI với kinh nghiệm quản trị rủi ro thành công trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc đá quý là cơ sở quan trọng để đồng ý với kế hoạch tăng vốn. Hơn thế, SBI Holdings, Inc không giấu đòi hỏi đi kèm với sự tăng vốn đi kèm với sự gia tăng về năng lực để tăng tốc phát triển trong tương lai.

Với diễn biến trên đây có thể, đầu tư ngân hàng vẫn là lĩnh vực thu hút rất nhiều nguồn lực và có được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Và với những chuyển động trên đây, thị trường hẳn có cơ sở khi đã xuất hiện những thông tin cho biết, trong trong thời gian ngắn tới, có thể trong tháng 3 này sẽ có những chấp thuận từ cơ quan quản lý để mở đường cho các nguồn lực chính thức đổ vào các ngân hàng. Đó có thể xem là thời điểm quyết định cho một lộ trình mới.

Góc nhìn hy vọng


Khi bày tỏ ý tưởng về việc sáp nhập thêm các đối tác, ông Trần Phương Bình - Đông Á Bank cho rằng, những chủ trương của Ngân hàng Nhà nước gần đây và tình hình thị trường tài chính, ngân hàng trong giai đoạn vừa qua đã mở ra những cơ hội tăng tốc phát triển cho các ngân hàng có nền tảng nội lực vững chắc thông qua việc hợp tác, sáp nhập với các ngân hàng khác.

Tuy nhiên, cảm nhận trên của ông chủ từng đứng vững trong ngành ngân hàng là điều có thể dể hiểu. Nhưng đối với những khoản đầu tư mới vào ngân hàng không tránh khỏi những nghi ngờ với câu hỏi mạo hiểm?.

Nói về điều này, ông của ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch Tập đoàn DOJI lại cho thấy một tầm nhìn xa và lường trước khó khăn để đặt ra quyết tâm lớn. Ông nói, đối với Doji, chúng tôi không coi đầu tư vào ngân hàng là đầu tư mạo hiểm. Nếu cách đây 5 - 7 năm, ngân hàng là lĩnh vực "hot" nhất, cổ phiếu ngân hàng luôn cao chót vót, mọi người đề coi ngân hàng là con gà đẻ trứng vàng. Có lẽ vì kinh doanh ngân hàng quá dễ dàng tại thời điểm đó nên một số người quên rằng ngân hàng là lĩnh vực hết sức đặc thù và phúc tạp, cần phải có hệ thống quản trị thực sự nghiêm túc và chuẩn mực. Vì xa rời các nguyên tắc này mà nhiều ngân hàng đã vấp phải khó khăn như hiện nay.


"Ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế nên tự thân nó không phải là trò chơi rủi ro, nhất thời người quản trị làm nó trở nên mất kiểm soát mà thôi. Vì vậy, với chúng tôi việc đầu tư vào ngân hàng là loại hình đầu tư đặc biệt, tiềm ẩn rủi ro cao nên sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc về quản trị", ông Phú nói.

Có lẽ với quan điểm đầu tư đó mà trong giai đoạn khó khăn mấy năm qua, vẫn có những thương vụ đầu tư thành công và từ đó có thể cho thấy một góc nhìn hy vọng từ những nguồn lực mới mang lại thành công mới cho các ngân hàng.

Năm ngoài, VPBank là tâm điểm của thị trường khi có một sự thay thế gần như toàn bộ nhân sự, đến nhận diện của ngân hàng này. Thời điểm đó, không ít người đã lo ngại với một nền tảng không lấy gì vững vàng, sự xáo trộn liên tục sẽ khiến ngân hàng này thêm khó.

Tuy nhiên, sau một năm kỷ niệm một năm đổi tên và nhận diện thương hiệu mới hay nói đúng hơn là thời của những nhà đầu tư mới đã cho thấy những thành công của ngân hàng này cả về quy mô và chất lượng.

Một thương vụ gần đầy nhất, GiadinhBank với nguồn đầu tư và sự quyết liệt của Vietcapital đã mang lại một sự thay da đổi thịt không chỉ về nguồn vốn, diện mạo mà còn cả vị thế phát triển mới.

Trước đó, kể cả khi kinh tế phát triển tốt hay khó khăn, mỗi lần các ngân hàng tăng vốn đều cho thấy một nguồn lực mới hào hứng đổ vào ngân hàng mang lại cho các tổ chức này tiềm lực tín dụng cao hơn và tất nhiên là những kế hoạch tham vọng hơn.

Có lẽ vì thế, khi khởi động quá trình tái cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước dù có những cái khó nhưng luôn khẳng định về thành công. Và một trong những sự đảm bảo đó là những nguồn lực mới cả trong và ngoài nước luôn sẵn sàng đổ vào ngân hàng một cách mạnh mẽ.

Điều đó được thể hiện rõ nhất trong tuyên bố mới đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: trong quá trình tái cơ cấu, có rất nhiều nguồn lực cả trong và ngoài nước sẵn sàng tham gia. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước trước hết ưu tiên cho các nhà đầu tư và nguồn vốn nội địa.

Thực tế cho thấy, các nguồn lực đã sẵn sàng và đang chờ thời điểm quyết định. Vì thế, dù đang trong giai đoạn khó khăn nhưng các nhà đầu tư vẫn sẵn vàng đổ cả ngàn tỷ, huy động thêm nguồn lực con người, công nghệ... cho một cuộc chơi mới. Tất nhiên, sẽ còn nhiều thách thức nhưng một lộ trình mới và cơ hội mới luôn là sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dám bỏ ngàn tỷ và đặt sự nghiệp kinh doanh của mình vào ngân hàng.

Đầu tư vào CNTT: Hấp dẫn nhưng nhiều thách thức

Đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin dù được dự báo là đầy khả quan nhưng doanh nghiệp vẫn sẽ gặp không ít thách thức.
Trong "Ngày hội các nhà đầu tư" do tạp chí Doanh Nhân, Vinabull và công ty LeBros tổ chức hồi giữa tháng 2 tại TP.HCM, ông David Đỗ Dũng, Giám đốc điều hành Quỹ VIG (Vietnam Investments Group) nhận định, sức hấp của lĩnh vực CNTT đến từ các phân mảng khác nhau và doanh nghiệp cụ thể.

Ví dụ, nhân tố quyết định sự sống còn của CNTT là nguồn nhân lực. Trong khi, đa phần (2/3) nhân lực trong ngành CNTT Việt Nam lại nằm trong khu vực gia công phần mềm phục vụ nhu cầu thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, điều này lại không phải là ưu tiên của các nhà đầu tư quốc tế. Ông Dũng nhấn mạnh: "Hai yếu tố mà các nhà đầu tư chú ý là thị trường trong nước và nguồn lực có sẵn để triển khai nhanh".


Quỹ đầu tư: Thận trọng trở lại

Dựa vào quan điểm trên, ông David Đỗ Dũng cho biết, dịch vụ thương mại điện tử được xem là một trong những lĩnh vực tiềm năng, thu hút sự quan tâm của các quỹ đầu tư, vì hiện nay Internet ở Việt Nam đang tăng trưởng nhanh. "Lượng người dân sử dụng internet ngày càng nhiều là cơ hội tốt để phát triển dịch vụ này", ông Dũng nói. Ngoài ra, dịch vụ giá trị gia tăng dùng trong viễn thông, nội dung số cũng là những lĩnh vực tiềm năng của thị trường Việt Nam. Mới đây, Tập đoàn NTT Docomo, hãng cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn nhất Nhật Bản tuyên bố, đã đầu tư vào Công ty Sản xuất dịch vụ nội dung lớn nhất Việt Nam là VMG Media, nhằm mở rộng dịch vụ của hãng này tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, với thương vụ này, nhà đầu tư Nhật Bản muốn nhắm tới mục tiêu sản xuất dịch vụ nội dung cho mạng di động. Hiện VMG đang tập trung phát triển các dịch vụ nội dung cho mạng di động 3G và sắp tới là 4G.

Theo đánh giá của ông ông Bùi Thiện Minh, nguyên Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, đơn vị chiếm 29% cổ phần trong VMG Media, nhà đầu tư Nhật Bản này hoàn toàn có lợi thế dựa trên các yếu tố về công nghệ và quản trị rủi ro, chưa kể đến lợi thế đầu tư vào một thị trường dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động khá màu mỡ mà các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa biết cách khai thác.

Cách đây không lâu ba tập đoàn đầu tư là IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và Ru-Net Global cũng đã chung tay thỏa thuận rót 60 triệu USD vào MJ Group, chủ sở hữu của Diadiem.com và Nhommua.com. Đây cũng là thương vụ đầu tư "khủng" nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt dành cho công ty kinh doanh theo loại hình mua theo nhóm và thương mại điện tử. Với sự hậu thuẫn về tài chính và hỗ trợ về kinh nghiệm của IDG Ventures Việt Nam - quỹ đầu tư vào công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, nhà khai thác mạng hàng đầu thế giới của Đức Rebate Networks và Quỹ đầu tư Ru-Net Global, David Trần, Giám đốc Điều hành nhommua.com tự tin cho biết, họ sẽ biến nhommua.com thành "người giữ vai trò thiết lập xu hướng ở Việt Nam, bằng cách chú trọng thực sự vào nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp".

Rủi ro tiềm ẩn và tỷ lệ thất bại lớn đến hơn 50% khi đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam

Thực tế, thị trường công nghệ thông tin Việt Nam từng đón làn sóng đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin từ 5-6 năm trước với các quỹ đầu tư như: IDG Ventures, quỹ đầu tư mạo hiểm MeKong, Dragon Capital, VinaCapital. Sau đó, thị trường chứng kiến một giai đoạn khá trầm lắng. Sự trở lại của các quỹ đầu tư trong thời gian gần đây là một dấu hiệu tích cực cho thị trường công nghệ thông tin Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm, với tính chất rủi ro tiềm ẩn cao và tỷ lệ thất bại lớn (trên 50%), các quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện cũng đã thay đổi quan điểm đầu tư của họ. Đầu tư mạo hiểm, theo lý thuyết truyền thống là dự án phải có công nghệ mới, ý tưởng marketing mới và các sản phẩm mới có khả năng ứng dụng trong cuộc sống. Khác với các quĩ đầu tư thông thường, các quỹ đầu tư mạo hiểm chỉ đòi hỏi những cái thuộc về ý tưởng và triển vọng mà không nhất thiết phải trình ra các báo cáo lãi lỗ hay bảng cân đối kế toán của công ty. Dĩ nhiên, rủi ro lớn sẽ kèm theo những lợi nhuận đáng kể nếu thành công. Nhưng trong tình hình kinh tế khó khăn, nguồn tài chính hạn hẹp, các nhà đầu tư buộc phải quan tâm nhiều hơn đến yếu tố an toàn của dự án. Chưa kể, có rất nhiều lĩnh vực khác đang rất hứa hẹn đối với các nhà đầu tư lúc này việc chọn lựa dự án công nghệ khá kỹ càng, đòi hỏi mang tính an toàn hoặc đã có dấu hiệu thành công nhất định trước đó.


Những bất ổn hiện hữu

Không phải ngẫu nhiên mà các nhà đầu tư đều tỏ ra thận trọng trong việc chọn lựa thị trường để đổ vốn vào. Sự giảm sút nói chung trong đầu tư vào lĩnh vực CNTT cũng cần được nhìn ở khía cạnh khách quan của thế giới. Các yếu tố như: nợ công tại các nước khu vực châu Âu diễn biến phức tạp, kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng chậm, các khu vực kinh tế khác cũng phục hồi với tốc độ chậm và áp lực của sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực thu hút đầu tư và thị trường ngành CNTT từ Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực mới nổi như: châu Phi và Mỹ La tinh được các chuyên gia giải thích là nguyên nhân ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo thông tin từ Công ty Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (CVPMQT), đô thị sản xuất phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin uy tín hàng đầu của Việt Nam, trong năm 2011, CVPMQT đã đón tiếp 68 đoàn khách đến tham quan, làm việc, tìm hiểu môi trường đầu tư và cơ hội hợp tác tại đây, nhưng chỉ có 15 doanh nghiệp mới vào CVPMQT gồm 5 công ty nước ngoài và 10 công ty trong nước.

Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị CVPMQT thừa nhận, kinh doanh của một số doanh nghiệp CNTT Việt Nam đang đối mặt với không ít khó khăn do nguyên nhân khách quan nói trên. Và điều này xảy ra không chỉ với các công ty mới mà kể cả doanh nghiệp lớn như CVPMQT. Cụ thể, kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái, các thị trường chủ yếu về gia công phần mềm như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… đều gặp rất nhiều khó khăn, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất phần mềm và đầu tư tại CVPMQT. Theo ông Dũng, trong năm 2011, các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm và đã có thị trường ổn định trong CVPMQT sẽ tiếp tục phát triển, tăng trưởng tốt. Nhưng doanh nghiệp mới thành lập trong vòng 3 năm trở lại thì do thị trường và sản phẩm chưa chiếm được vị thế có thể sẽ gặp khó khăn, thậm chí một số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động.

S-Fone hãy 'thử làm' như Verizon Wireless


S-Fone đang đối mặt với quá nhiều vấn đề khó khăn khi mà CDMA đang suy thoái.
Verizon Wireless đã dám chấp nhận mạo hiểm đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng CDMA, liên kết với các nhà sản xuất điện thoại dùng CDMA như HTC, Motorola... để bán thiết bị đầu cuối kèm hợp đồng dịch vụ với những khuyến mại dễ chịu để đứng được trên thị trường.

Tôi cho rằng S-Fone phải "thay máu" toàn bộ cung cách phục vụ, chất lượng dịch vụ, nhất là với dịch vụ truyền tải nội dung tốc độ cao (3G, LTE), thiết bị đầu cuối. Hãy thử làm như Verizon Wireless, dám chấp nhận mạo hiểm đầu tư cơ sở hạ tầng hùng mạnh vào CDMA, kết hợp với liên kết các nhà sản xuất điện thoại dùng CDMA như HTC, Motorola... để bán thiết bị đầu cuối kèm hợp đồng dịch vụ với những khuyến mại dễ chịu.
Chỉ cần S-Fone thay đổi cách tiếp cận người sử dụng, nâng cao chất lượng, quảng bá rộng rãi ắt hẳn thành công. Hãy nhìn sang Verizon Wireless, 1 mình chống lại 1 thế lực hùng hậu GSM kèm theo xỏ mũi cả gã khổng lồ Vodafone. Thất bại thì đã thất bại rồi, thương hiệu S-Fone chuyển sang GSM thì cũng thê thảm chẳng kém bây giờ. Mong sẽ có một nhà đầu tư nào đó có tiềm lực tài chính hùng mạnh để đẩy con thuyền đang chìm lên khỏi mặt nước và chắp cánh đánh bại GSM.

Nhiều công ty chứng khoán thông báo đóng cửa


Nhiều ngày gần đây, ở mục “Công bố thông tin” của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên tục xuất hiện các công bố công ty chứng khoán (CTCK) đóng cửa phòng giao dịch, đóng cửa chi nhánh, tạm ngừng môi giới…

Mới đây nhất là CTCK SMS thông báo nghị quyết đại hội đồng cổ đông, trong đó nêu từ ngày 1/3 tạm ngừng nghiệp vụ môi giới chứng khoán, đóng cửa chi nhánh giao dịch tại TP HCM… Trước đó, CTCK Đông Dương cũng thông báo dừng nghiệp vụ môi giới, chuyển danh sách khách hàng cho CTCK KimEng. Còn công ty SME thông báo ngừng giao dịch chứng khoán mới, cam kết hỗ trợ khách hàng làm thủ tục tất toán và chuyển tài khoản sang công ty khác…

Dù thị trường còn hưng phấn, song nhiều CTCK lại "âm thầm" rút lui khỏi cuộc chơi.
Một số công ty khác dù chưa công bố thông tin trên truyền thông nhưng cũng đã chuyển hướng đầu tư, chuyển trụ sở hoạt động đi nơi khác mà không thông báo với khách hàng, cắt giảm nhân sự đến mức tối đa…

Theo lãnh đạo của một trong những công ty trên, lý do nhiều công ty chứng khoán đang dần tự rút lui là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang phân nhóm và siết lại hoạt động của các CTCK theo đề án tái cấu trúc. Điều này vừa được thông qua tại Hội nghị triển khai nghiệm vụ phát triển TTCK năm 2012 đầu tháng 3 này. 

Tại Việt Nam, hiện có hơn 105 CTCK đang hoạt động nhưng chỉ có khoảng 20 CTCK nắm thị phần chi phối thị trường, các CTCK còn lại chỉ hoạt động không hơn một quỹ đầu tư. Mới đây, trong công văn gửi Thủ tướng, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đề xuất 16 giải pháp vực dậy thị trường chứng khoán, trong đó có việc cần giảm ngay số lượng CTCK từ 105 xuống còn 25 công ty. Theo VAFI, hiện có quá nhiều CTCK dẫn đến hoạt động kém, nguồn nhân lực quản lý bị phân tán và cạnh tranh không lành mạnh.

Nhiều nhà đầu tư đang "nhòm ngó" các ngân hàng yếu kém

Khẳng định có tới 9 ngân hàng "yếu kém" trong hệ thống, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng cho biết có nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đang "nhòm ngó" tìm cơ hội ở các ngân hàng này.

Thâu tóm, mua bán cổ phần là diễn biến bình thường

Thông tin nói trên được Thống đốc đưa ra tại buổi Họp báo Chính phủ cuối ngày 6/3. Theo đó, 9 ngân hàng yếu kém "vẫn đang được NHNN kiểm soát chặt chẽ". Theo Thống đốc Bình, trước khi có sự can thiệp cần thiết của NHNN, thị phần của 9 nhà băng này chiếm 10% toàn hệ thống, nhưng đến nay thị phần này chỉ còn 6%.

"Nếu các nhà đầu tư không bổ sung nguồn vốn, tăng năng lực quản trị cho NH yếu kém, NHNN sẽ không đồng ý việc thâu tóm"
Trước làn sóng thâu tóm, sáp nhập đang len lỏi trong hệ thống ngân hàng, Thống đốc thừa nhận nhiều nhà đầu tư đang "nhòm ngó" các ngân hàng yếu kém vì nhìn thấy cơ hội sinh lời trong giai đoạn khó khăn của các nhà băng này.

Tuy nhiên, "nếu cổ đông mới không bổ sung thêm nguồn vốn thiếu hụt, không giúp tăng năng lực quản trị, cải thiện tính an toàn của các ngân hàng này thì NHNN sẽ không chấp thuận việc mua bán, sáp nhập này", Thống đốc Bình cho biết.

Cũng liên quan đến việc mua, bán cổ phần các ngân hàng niêm yết trong thời gian qua làm dấy nên sự lo ngại về mô hình các "ngân hàng gia đình", Thống đốc khá lạc quan khi cho việc này là diễn biến rất bình thường của thị trường, thể hiện sự khởi sắc của thị trường chứng khoán nói chung.

"Lúc thị trường chứng khoán chạm đáy, đã có ý kiến cho rằng NHNN nên bơm tiền vào "cứu" thị trường, nhưng NHNN đã không làm thế vì đó chỉ là cách làm "ăn xổi", không cải thiện được sức sống của thị trường chứng khoán", Thống đốc Bình cho biết.

Cũng theo người đứng đầu NHNN, việc chứng khoán có dấu hiệu khởi sắc thể hiện niềm tin vào kinh tế vĩ mô đang tốt lên. "Ngoài ra, việc lãi suất có xu hướng giảm khiến tỷ suất lợi nhuận từ tiền gửi không còn hấp dẫn bằng các kênh đầu tư khác, nhiều người sẽ lựa chọn chứng khoán", theo ông Bình.

"Tôi không đồng ý thành lập Ngân hàng Xây dựng"

Trong xu hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và giảm số lượng các nhà băng đang được thực hiện quyết liệt, Bộ Xây dựng vừa có văn bản theo đề xuất của Hiệp hội Bất động sản VN về việc thành lập Ngân hàng Xây dựng. Bộ này cho rằng việc thành lập Ngân hàng Xây dựng là phù với tình hình kinh tế hiện nay và xu hướng phát triển lĩnh vực này của các nước trên thế giới.

Trái với quan điểm của Bộ Xây dựng cho rằng đây sẽ là kênh huy động vốn có hiệu quả cho thị trường BĐS và kỳ vọng "phá băng" cho thị trường này, NHNN sự có mặt của một ngân hàng như thế là không cần thiết.

"Mặc dù việc này chưa được bàn với NHNN, nhưng với tư cách Thống đốc tôi sẽ không đồng ý với đề xuất này vì không có tổ chức tín dụng này sinh ra để chuyên cho vay phục vụ bất động sản cả. Chúng ta có 37 tổ chức tín dụng và tất cả đều cho vay lĩnh vực này", Thống đốc cho hay.

Tuy nhiên, theo Thống đốc, ở một số nước khi thị trường bất động sản lâm vào khủng hoảng thì sự xuất hiện của các ngân hàng có mô hình đặc thù đã giúp thị trường vượt qua khó khăn.

"Hiện NHNN đang trao đổi với ADB để cùng nghiên cứu về một mô hình ngân hàng đặc thù tương tự, nhưng được quản lý, điều hành chặt chẽ để đảm bảo hoạt động lành mạnh, bền vững", ông Bình nói.

VN-Index đảo chiều, xuống dưới 450 điểm


Phiên tăng điểm mạnh hôm qua đã khiến áp lực chốt lời trên thị trường chứng khoán gia tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay (6-3). Với hơn 155 mã giảm giá, chỉ số VN-Index chốt phiên ở mức 445 điểm, mất đến 12,21 điểm, tương đương 2,67%.

VN-Index giảm mạnh ngày 6-3
Bảng điện tử ngập tràn sắc đỏ cả phiên buổi sáng lẫn chiều đã kéo chỉ số này đi xuống liên tục. Trong khi đó, lệnh bán dày đặc đưa thanh khoản thị trường một lần nữa tăng lên hơn 2.000 tỉ đồng với cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là tâm điểm giao dịch.

Mặc dù các cổ phiếu nhỏ và vừa tăng nhẹ, hàng loạt blue-chip như VIC, SAM, REE, EIB và MSN đều giảm giá, kéo chỉ số VN30 xuống 508,41 điểm, mất 16,53 điểm, so với phiên trước đó.

Chỉ số HNX-Index trên sàn Hà Nội mất 0,58 điểm, tức 0,77%, xuống còn 75,2. Thanh khoản trên sàn này cũng đạt mức cao kỷ lục với 183 triệu cổ phiếu có giá trị hơn 1.600 tỉ.

Công ty chứng khoán Bản Việt cho rằng, những nhà đầu tư cá nhân thận trọng quan sát các phiên tăng điểm gần đây cũng đang tìm cơ hội trở lại thị trường trước tình hình đồng Việt Nam đang mạnh lên và diễn biến thị trường chứng khoán tích cực từ đầu năm đến nay trong khi các tài sản thay thế khác như vàng và ngoại tệ đang mất ưu thế. Bức tranh vĩ mô tiến triển tốt hoặc những tin tức tích cực như điều chỉnh giảm số liệu nhập siêu, cho vay ký quỹ, cải tổ ngành ngân hàng có thể thuyết phục nhà đầu tư cá nhân chuyển kênh đầu tư từ vàng và đô la Mỹ sang cổ phiếu.

“Nếu nhà đầu tư tự tin rằng nền kinh tế thực sự đang đi đúng hướng, đà tăng sẽ vươn cao hơn. Mặc dù có thể có những phiên điều chỉnh do nhà đầu tư chốt lời ngắn hạn, chúng tôi tin rằng năm 2012 sẽ kết thúc ở mức cao hơn 2011 do dòng tiền (cả trong và ngoài nước) vào thị trường tăng”, công ty này nhận định.

Giá vàng châu Á dao động quanh mức 1.710 USD


Sáng 5/3, giá vàng trên thị trường châu Á dao động quanh mức 1.710 USD/ounce, sau khi tuần trước kim loại quý này ghi dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 12/2011.

Đồ trang sức vàng được bày bán ở Jakarta, Indonexia. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Vào lúc 0 giờ 41 phút giờ GMT (7 giờ 41 phút giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại Singapore giữ ở mức 1.712 USD/ounce, sau khi giảm 3,9% trong tuần trước; còn giá vàng kỳ hạn tăng 0,2% lên 1.713,80 USD/ounce. Trong khi đó, tại Hong Kong, giá vàng giảm 3,25 USD xuống 1.717,78 USD/ounce.

Theo giới phân tích, hiện nay các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý của mình vào kỳ họp Quốc hội Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh, mà theo dự kiến sẽ đưa ra những định hướng chính sách cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Trong tuần tính đến ngày 28/2, các quỹ đầu tư, trong đó bao gồm cả các quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu cơ lớn, đã nâng lượng vàng do họ nắm giữ lên mức cao nhất trong 5 tháng, trong bối cảnh giá vàng đã tăng hơn 4% lên các mức cao trong ba tháng./.

Chứng khoán Bản Việt: Cổ phiếu ngân hàng dự báo tiếp tục tăng do điều chỉnh chỉ số FTSE


Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định việc đưa vào các cổ phiếu ngân hàng và bỏ ra cổ phiếu QCG của chỉ số FTSE Việt Nam sẽ tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng.
VCSC trong bản tin cho các nhà đầu tư đã đưa ra 1 số phân tích, nhận định đáng quan tâm, CafeF xin trích đăng tới độc giả để tham khảo.

Hôm nay, FTSE đã công bố việc điều chỉnh chỉ số FTSE Việt Nam. Những nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ việc các tín chỉ quỹ ETF thay đổi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu mà các tín chỉ quỹ ETF này lấy chỉ số FTSE Việt Nam làm cơ sở thay đổi (cụ thể là tín chỉ quỹ db x-trackers FTSE Vietnam ETF) nên bắt đầu quan sát và chuẩn bị cho động thái mua vào mạnh mã cổ phiếu STB, VSH.

Mặc dù đã tăng tốt hơn thị trường trong thời gian gần đây nhưng chúng tôi cho rằng các cổ phiếu ngân hàng có thể sẽ thu hút nhiều sự quan tâm hơn do nhu cầu từ các quỹ ETF. Sự quan tâm đối với mã STB và MBB (đã được thêm vào FTSE Vietnam All-Shares Index) có thể đẩy giá cổ phiếu cao hơn.

QCG có khả năng bị các tín chỉ quỹ bán ra vì theo như công bố của FTSE ngày hôm nay mã này không còn trong danh sách của chỉ số FTSE Việt Nam. Chúng tôi ước tính số lượng cổ phiếu QCG có thể bị bán ra là khoảng 4,6 triệu đơn vị (trị giá khoảng 3 triệu USD). Điều này có thể tác động đến thị giá cổ phiếu trong những ngày tới.

Tất cả những điều chỉnh sẽ được thực hiện ngày thứ 6 ngày 16/3/2012 và sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 2 ngày 19/3/2012.

Chỉ số FTSE Việt Nam

-Thêm vào NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)
CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH)

-Bỏ ra CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG)

FTSE Vietnam All-Shares Index

-Thêm vào NHTMCP Quân đội (MBB)

-Bỏ ra: CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG)
Elcom Corp (ELC)

FTSE cũng thông báo các mã cổ phiếu có khả năng sẽ được điều chỉnh tỷ trọng trong chỉ số FTSE Việt Nam.

Trên thị trường thứ cấp, đường cong lợi suất tiếp tục thay đổi mạnh trong tháng 2, giảm mạnh và đi ngang, một dấu hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán. So với tháng 1, lợi suất cho trái phiếu 1,2 và 3 năm đã giảm đáng kể, xuống 1,5%, 1% và 0,9% tương ứng. Với những trái phiếu dài hạn như là 5,7, và 10 năm, lợi suất giảm nhẹ 0,4%, 0,2% và 0,2%, tạo ra sự dịch chuyển song song. Với kì vọng lợi suất tiếp tục giảm, đường cong lợi suất có thể chuyển dịch về trạng thái bình thường, tạo ra tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán.

Theo TTVN/VCSC

Tiền đổ vào cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán


Sức nóng của cổ phiếu ngân hàng chưa có dấu hiệu lắng dịu, sáng nay nhà đầu tư tiếp tục đổ mạnh tiền vào nhóm chứng khoán này. 

Sau khi Ủy ban Chứng khoán yêu cầu Eximbank Sacombank báo cáo nhanh biến động giá cổ phiếu STB, diễn biến 2 mã này sáng nay trái ngược nhau, chứ không cùng tăng như 3 ngày qua.

STB lần đầu giảm điểm sau 4 ngày tăng trần. Cổ phiếu này mất điểm trong phần lớn thời gian giao dịch. Tuy STB có lúc chạm tới mức tham chiếu và bật lên trên nhưng không trụ được bao lâu đã quay lại vùng giảm. Vẫn chứng tỏ là cổ phiếu khớp lệnh cao trên sàn TP HCM (sáng nay đạt 3,15 triệu), STB còn chuyển nhượng thỏa thuận thành công gần 22 triệu cổ phiếu với trị giá trên 504 tỷ đồng.

Trong khi đó, EIB giằng co mạnh và nhờ lực cầu lớn liên tục đưa vào nên đã bật lên mức cao nhất 18.700 đồng, ấn định phiên tăng thứ 4 liên tiếp. Mãi lực mua ở mã này không hề giảm mà mỗi lúc một tấp nập hơn. EIB là một trong 11 mã được gom nhiều nhất sàn TP HCM, đạt 4,14 triệu.

Cổ phiếu ngân hàng trở thành tâm điểm của dòng tiền sáng nay. Ngoài EIB, STB, được mua bán sôi động ngay đầu ngày còn có MBB. Đây là mã duy nhất sàn TP HCM chuyển nhượng 11,6 triệu, khối ngoại gom vào 1,82 triệu cổ phiếu.

Thanh khoản 2 sàn tiếp tục duy trì ở mức cao. Ảnh: B.H.
Tại sàn Hà Nội, giao dịch của HBB nổi trội hơn hẳn và là phiên thứ 7 liên tiếp ghi nhận lượng sang tay trên 10 triệu. Với mức chuyển nhượng 10,44 triệu, HBB chiếm một phần sáu thanh khoản HNX sáng nay.

"Cổ phiếu vua" một thời đang có xu hướng trỗi dậy, khi 3 trong 13 cổ phiếu thanh khoán cao nhất HNX là các mã ngành ngân hàng. ACB trong vòng một tháng qua hiếm khi đạt mức giao dịch trên 1 triệu cổ phiếu, song, sáng nay đạt tới 1,92 triệu. SHB từ khi lên trên 8.000 đồng được mua bán sôi động hơn, hôm nay chuyển nhượng 5,8 triệu.

Ngoài cổ phiếu ngân hàng, nhiều cổ phiếu chứng khoán cũng được mua mạnh. KLS, BVS, SHS, VND, WSS ở sàn Hà Nội đều ghi nhận mức trao tay trên 1 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, SSI là một trong 11 mã chuyển nhượng cao ở sàn TP HCM.

Thanh khoản giảm nhẹ so với hôm qua, nhưng vẫn giữ mức cao. Tại HOSE, có 89,53 triệu chứng khoán giao dịch, trị giá 1.531,88 tỷ đồng. Trị giá mua bán ở HNX đạt 587,38 tỷ đồng, tương đương 64,34 triệu chứng khoán.

Vn-Index tăng 4,31 điểm, chốt tại 427,95 điểm. HNX-Index cũng đóng cửa trong sắc xanh, lên 0,9 điểm, kết thúc ở 69,58 điểm.

UPCoM-Index đạt 34,58 điểm, tăng 0,17 điểm, giao dịch 191.260 cổ phiếu , ứng với 1,19 tỷ đồng, lúc 11h10. Hôm qua, thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết đạt 34,41 điểm, mất 0,15 điểm, giao dịch gần 217.000 cổ phiếu, tương ứng 0,75 tỷ đồng.