Trang

IBM trở thành doanh nghiệp công nghệ niêm yết có giá trị vốn hóa lớn thứ nhì thế giới


Theo hãng tin tài chính Bloomberg, giá trị vốn hóa thị trường của IBM đã tăng lên mức 214 tỷ USD khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/9. Trong khi đó, giá trị vốn hóa của Microsoft giảm xuống còn 213,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên IBM vượt Microsoft về giá trị vốn hóa tính trên giá cổ phiếu khi đóng cửa kể từ năm 1996.

Với thành tích này, IBM đã trở thành doanh nghiệp lớn thứ tư thế giới về giá trị vốn hóa. Trong các hãng công nghệ, IBM hiện còn chỉ thua Apple. “Quả táo” hiện là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, đạt 362,1 tỷ USD tính đến phiên giao dịch hôm qua.

IBM vừa trở thành doanh nghiệp công nghệ niêm yết có giá trị vốn hóa lớn thứ nhì thế giới.

IBM vừa trở thành doanh nghiệp công nghệ niêm yết có giá trị vốn hóa lớn thứ nhì thế giới.

Cách đây 6 năm, Giám đốc điều hành (CEO) Sam Palmisano của IBM đã bán lại bộ phận máy tính cá nhân cho Lenovo để tập trung vào mảng phần mềm và dịch vụ doanh nghiệp và chính phủ. Trong khi đó, mặc dù đã lấn sang các lĩnh vực quảng cáo và trò chơi trực tuyến, Microsoft vẫn tìm kiếm phần lớn lợi nhuận và doanh thu từ phần mềm hệ điều hành Windows và bộ văn phòng Office vốn được sử dụng chủ yếu trên máy tính cá nhân.

“IMB đã đi trước cả công nghệ. Họ sớm nhận thức được rằng, công nghệ điện toán sẽ vượt khỏi những chiếc máy tính cá nhân để bàn”, nhà phân tích Ted Schadler thuộc hãng nghiên cứu Forrester Research nhận xét.

Giá cổ phiếu của IBM kể từ đầu năm tới nay đã tăng 22%, trong khi giá cổ phiếu của Microsoft giảm 8,8%. Apple – đối thủ lâu năm của IBM và Microsoft trong lĩnh vực máy tính cá nhân – đã vượt Microsoft về giá trị vốn hóa trong năm nay. Như vậy, trong năm 2011 này, Microsoft đã bị cả Apple và “qua mặt” về giá trị vốn hóa.

Từ khi bán lại mảng máy tính cá nhân vào năm 2005 tới nay, dưới sự lãnh đạo của CEO Palmisano, IBM đã chi hơn 25 tỷ USD để đầu tư vào các mảng phần mềm, dịch vụ máy tính và tư vấn. Nhờ đó, lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu mà IBM mang đến cho các nhà đầu tư đã tăng 30 quý liên tục.

Doanh thu của IMB đã tăng 20% trong thời gian từ 2001-2010, trong khi chi phí của công ty 426.000 nhân viên hầu như không thay đổi. Năm ngoái, doanh thu của IBM đạt 99,9 tỷ USD, trong đó một nửa đến từ mảng dịch vụ.

IBM hiện là nhà cung cấp dịch vụ máy tính lớn nhất thế giới, và tin chắc có thể gia tăng doanh thu thêm 25 tỷ USD nữa trong thời gian từ nay đến năm 2015. Hãng đang tiếp tục mở rộng hoạt động ở các thị trường mới nổi cũng như các mảng phân tích, điện toán đám mây và sáng kiến Smarter Planet nhằm kết nối các hệ thống đường bộ, điện lưới và các cơ sở hạ tầng khác tển thế giới với Internet.

“Công nghệ điện toán giờ được sử dụng ở những thứ mà không ai nghĩ là máy tính. Công nghệ đó không chỉ được sử dụng ở máy chủ, máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy nghe nhạc MP3, máy tính bảng… mà còn được áp dụng ngày càng phổ biến ở các thiết bị gia dụng, ôtô, điện lưới, đường bộ, đường sắt, đường thủy…”, CEO Palmisano phát biểu trong một sự kiện hồi tháng 2.

Hồi năm 2000, Microsoft có giá trị vốn hóa lớn gấp 3 lần IBM. Vào tháng 7/2000, Microsoft đạt giá trị vốn hóa trên 430 tỷ USD. Đến tháng 3/2009, giá trị vốn hóa của hãng này lao dốc còn 135 tỷ USD cùng với suy thoái kinh tế trước khi hồi phục trở lại. Hiện Microsoft vẫn là hãng phần mềm lớn nhất thế giới.

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 6/2011, Microsoft đạt doanh thu 69,9 tỷ USD, trong đó khoảng 60% đến từ Windows và Office. Theo nhà phân tích Schadler, Microsoft đang rơi vào thế bí vì họ đã quá thành công trong mảng máy tính cá nhân đến mức khó gặt hái thành công ở những lĩnh vực mới như tìm kiếm trực tuyến, quảng cáo, phần mềm điều hành di động…

PV


(Theo website Nguyễn Bảo Hoàng )

Bộ Tài chính – Công Thương tranh cãi về giá xăng


Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng Bộ Tài chính điều hành giá xăng càng lúc càng rối, khiến doanh nghiệp lỗ nặng. Đáp lại, Bộ trưởng Tài chính khẳng định chịu trách nhiệm trước dân, nếu doanh nghiệp lỗ không kinh doanh được thì rút.

Buổi hội thảo về “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường” tổ chức sáng nay biến thành cuộc tranh cãi song phương gay gắt giữa đại diện 2 bộ Tài chính và Công Thương, dù đây là cuộc họp mở rộng có sự góp mặt của hơn 20 chuyên gia đầu ngành và báo chí.

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ (ảnh trái), Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Cẩm Tú (ảnh phải) chưa thống nhất được quan điểm.

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ (ảnh trái), Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Cẩm Tú (ảnh phải) chưa thống nhất được quan điểm.

Bộ trưởng Tài chính – Vương Đình Huệ, người từng công tác 10 năm trong ngành kiểm toán, cho biết mục đích của cuộc hội thảo là để lắng nghe các ý kiến trái chiều liên quan đến mặt hàng nhạy cảm – xăng dầu. Trên cơ sở các số liệu công khai về lỗ lãi doanh nghiệp, biến động thị trường, các ý kiến đề xuất, Bộ Tài chính sẽ có các giải pháp điều hành hiệu quả trong thời gian tới.

Đại diện cho phía Bộ Công Thương có Thứ trưởng Bộ Nguyễn Cẩm Tú. Dù không có tên trong danh sách phát biểu, ông Tú xin có ý kiến vì cho rằng bức xúc của ông đã ở ngưỡng không thể tiếp tục kìm nén.

Ông Tú cho rằng cách điều hành giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam thời gian qua mang tính nửa vời và chẳng giống ai, không hẳn là bao cấp cũng chẳng thị trường. Theo ông, mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ Bộ Tài chính không xác định rõ mục tiêu là đảm bảo an ninh năng lượng hay bao cấp cho dân.

“Chúng ta đang điều hành giá xăng theo kiểu ‘sống chết mặc bay’, dùng tay chân thay cho cái đầu vì vậy mà lãnh đạo cấp cao chửi, báo chí chửi, làm đúng cũng bị chửi và dân thì coi như tội đồ… Dân chửi cố mà nghe, vợ tôi chửi, anh em họ hàng nhà tôi chửi, tôi cũng phải chịu. Đây là cách tốt nhất có thể làm lúc này”, ông Tú bức xúc.

Theo ông, chủ trương của Chính phủ là đảm bảo nguồn cung ở mọi lúc, mọi nơi và mọi thời điểm, đảm bảo an ninh năng lượng phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng thời gian qua, Bộ Tài chính điều hành giá xăng theo kiểu dư luận tới đâu, điều hành tới đó. Các mục tiêu cân đối cung cầu, hệ thống ra sao, doanh nghiệp lỗ lãi thế nào, xuất lậu ra sao đều bị bỏ qua.

“Bộ Tài chính hứa bù lỗ cho doanh nghiệp bao lần nhưng hứa nhiều lại thất hứa. Tôi thật xấu hổ khi hứa quá nhiều với doanh nghiệp nhưng lại bất lực không làm được gì giúp họ cả trong khi vẫn yêu cầu đảm bảo nguồn cung”, ông Tú nói.

Theo ông, chính cách điều hành kể trên đã dẫn đến hậu quả là cơ quan quản lý bất lực trước doanh nghiệp. Nếu giá không theo thị trường, không giải quyết các khoản lỗ cho doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến các nguy cơ vỡ hệ thống, đứt nguồn cung… Vì vậy, việc tăng giá từng bước cần phải thực hiện.

Bổ sung cho ý kiến của Thứ trưởng Tú, Tổng giám đốc Petrolimex Bùi Ngọc Bảo dẫn chứng một loạt con số lỗ lãi mà doanh nghiệp này phải chịu trước áp lực giá thế giới và cách điều hành quá rối rắm của Bộ Tài chính.

Ông Bảo cho biết suốt thời gian qua, giá bán lẻ của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với giá nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp luôn trong trạng thái lỗ trường kỳ. Tính tới tháng 8, Petrolimex lỗ 1.800 tỷ đồng. Dự kiến trong tháng 9 khoản lỗ của công ty ước khoảng 200 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ trong 9 tháng đầu năm lên 2.000 tỷ đồng. “Bộ Tài chính nên xem xét xử lý các khoản lỗ cho doanh nghiệp”, ông Bảo nói.

Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dầu VN (PV Oil) – Lê Xuân Trình tiếp lời: “Các khoản lỗ này không phải do doanh nghiệp tạo ra mà do cơ chế”. Ông Trình đề xuất nên “thả” giá xăng, dầu theo thị trường giống như một số mặt hàng khác trong đó có gas. Vì khi giá theo thị trường có lên, có xuống người tiêu dùng sẽ cảm thấy sòng phẳng, doanh nghiệp cũng dễ thở hơn…

Tại hội thảo, đại diện của Bộ Công Thương và một số doanh nghiệp cũng lớn tiếng phê phán Bộ Tài chính về quyết định giảm giá bán lẻ xăng dầu 500 đồng hồi cuối tháng 8 vừa qua. Lý do là, quyết định này quá bất ngờ và nó không phản ánh đúng thực tế của thị trường. Tại thời điểm tháng 7/2011 khi giá thế giới giảm mạnh, doanh nghiệp lãi, Bộ Tài chính “lờ” chuyện giảm giá. Khi giá thế giới tăng trở lại (tháng 8/2011), doanh nghiệp lỗ, quyết định giảm giá lại được đưa ra.

Trước luồng ý kiến chỉ trích gay gắt từ Bộ Công Thương và doanh nghiệp, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nói rằng quyết định giảm giá bán lẻ được ông căn cứ vào đúng quy định của Luật, diễn biến thực tế của thị trường. Và nếu chịu sức ép dư luận, lẽ ra ông phải quyết định giảm giá ngay thời điểm đảm nhận vị trí Bộ trưởng Tài chính – giai đoạn mà dư luận bức xúc nhất về giá xăng dầu, chứ không phải đợi đến 20 ngày sau mới ra quyết định.

Ông Huệ tiết lộ, tại thời điểm giảm giá xăng dầu, ông đã mời Chủ tịch Petrolimex lên để hỏi: “Có giảm giá được hay không?”. Lúc ấy, Petrolimex đã lãi tới 780 đồng mỗi lít xăng, sau khi đã tính đủ các chi phí và cả 300 đồng lợi nhuận định mức mà Chính phủ cho phép. Khoản lãi của Petrolimex cũng được ông Huệ cập nhật từ chính số liệu của hải quan.

“Tôi ra quyết định giảm giá và tôi chịu trách nhiệm cá nhân. Chúng tôi không quan liêu mà sau mỗi quyết định là cả tập thể lãnh đạo”, ông Huệ nói.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho rằng với kinh nghiệm 10 năm kiểm toán ông thuộc các số liệu lỗ lãi của doanh nghiệp như lòng bàn tay. Điều này có nghĩa, ông thừa hiểu các nhà nhập khẩu xăng dầu lỗ hay lãi và sức chịu đựng của họ đến đâu. “Không ai muốn tăng giá xăng cả vì tác động đến lạm phát ảnh hưởng tới 80 triệu dân. Việc giảm giá cũng vậy, không ai lại bỏ qua khi có cơ hội giảm”, ông Huệ chia sẻ.

Theo ông, sở dĩ giá xăng dầu chưa thể “thả” theo thị trường ngay được vì vẫn còn tồn tại độc quyền. Ba doanh nghiệp đang chiếm trên 90% thị phần trong đó có Petrolimex (trên 60%) và PV Oil. Nếu 3 doanh nghiệp này “đi đêm” với nhau thì doanh nghiệp khác chết, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt.

“Bộ Tài chính không bỏ qua doanh nghiệp nào cả. Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho doanh nghiệp chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường. Nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được nhà nước”, ông Huệ tỏ thái độ.

Năm 2008, Nhà nước đã trích trên 4.600 tỷ đồng để bù lỗ cho doanh nghiệp. Theo bộ trưởng Huệ, sự hy sinh của Nhà nước chẳng ai đề cập tới, trong khi doanh nghiệp chỉ biết kêu lỗ mà không biết chia sẻ với người tiêu dùng.

Ông Huệ cảnh báo tới đây, Bộ Tài chính sẽ liên tục có “trát” yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo lỗ lãi, các hoạt động kinh doanh ở bất cứ thời điểm nào

Liên quan đến ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, ông Huệ cũng thẳng thắn: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn, hoạt động kinh doanh… trách nhiệm thuộc về Bộ Công Thương. Việc vỡ hay không vỡ hệ thống không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cũng đã vận hành 100% công suất là nguồn dự trữ cho thị trường nội địa.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ chốt lại: Từ nay đến cuối năm sẽ không có chuyện tăng giá và cũng không nên tăng giá bán lẻ xăng dầu mà sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước sẽ bù lỗ.

Hồng Anh (Theo Vnexpress)


(Theo website Nguyễn Bảo Hoàng )

Ra mắt tập đoàn MJ và công bố đầu tư trị giá 60 triệu USD của IDG Ventures Việt Nam


Sáng nay 7-9, Tập đoàn MJ đã chính thức ra mắt và công bố thỏa thuận đầu tư trị giá 60 triệu USD của IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-Net Global với MJ.

    Ông Lê Thái Hỷ, GĐ Sở Thông tin và Truyền thông (giữa), cùng với đại diện tập đoàn MJ, IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-net Global sau lễ ký kết

Ông Lê Thái Hỷ, GĐ Sở Thông tin và Truyền thông (giữa), cùng với đại diện tập đoàn MJ, IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-net Global sau lễ ký kết

Tập đoàn MJ là sự hợp nhất của nhà cung cấp dịch vụ bản đồ và địa điểm (Diadiem.com), công ty thương mại trực tuyến (nhommua.com), công ty cung ứng di động (Two.vn) và công ty dịch vụ kỹ thuật số (Two Media). Với sự hợp nhất này, MJ trở thành công ty thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến lớn nhất Việt Nam với gần 500 nhân viên làm việc tại TPHCM và Hà Nội.

Ông Tom Tran, Tổng Giám đốc của MJ, cho rằng với thỏa thuận 60 triệu USD với các nhà đầu tư, MJ trở thành công ty thương mại điện tử hàng đầu khu vực và trong 12 tháng tới sẽ tuyển thêm ít nhất 1.000 nhân viên ở các vị trí quản lý, kỹ thuật, hỗ trợ khách hàng và hành chính.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) Lê Thái Hỷ đánh giá cao sự sáp nhập của các công ty để trở thành kết nối thành công giữa công nghệ và thương mại. Ông Hỷ mong muốn trong thời gian tới MJ cần quan tâm phát triển và đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của TP. Sở TTTT sẽ hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho MJ nói riêng và các doanh nghiệp nói chung về hạ tầng công nghệ thông tin cũng như các tiện ích để doanh nghiệp ngày càng phát triển.

 Hà Trang


(Theo website Nguyễn Bảo Hoàng )

Ra mắt tập đoàn MJ và công bố đầu tư trị giá 60 triệu USD của IDG Ventures Việt Nam


Sáng nay 7-9, Tập đoàn MJ đã chính thức ra mắt và công bố thỏa thuận đầu tư trị giá 60 triệu USD của IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-Net Global với MJ.

    Ông Lê Thái Hỷ, GĐ Sở Thông tin và Truyền thông (giữa), cùng với đại diện tập đoàn MJ, IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-net Global sau lễ ký kết

Ông Lê Thái Hỷ, GĐ Sở Thông tin và Truyền thông (giữa), cùng với đại diện tập đoàn MJ, IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-net Global sau lễ ký kết

Tập đoàn MJ là sự hợp nhất của nhà cung cấp dịch vụ bản đồ và địa điểm (Diadiem.com), công ty thương mại trực tuyến (nhommua.com), công ty cung ứng di động (Two.vn) và công ty dịch vụ kỹ thuật số (Two Media). Với sự hợp nhất này, MJ trở thành công ty thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến lớn nhất Việt Nam với gần 500 nhân viên làm việc tại TPHCM và Hà Nội.

Ông Tom Tran, Tổng Giám đốc của MJ, cho rằng với thỏa thuận 60 triệu USD với các nhà đầu tư, MJ trở thành công ty thương mại điện tử hàng đầu khu vực và trong 12 tháng tới sẽ tuyển thêm ít nhất 1.000 nhân viên ở các vị trí quản lý, kỹ thuật, hỗ trợ khách hàng và hành chính.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) Lê Thái Hỷ đánh giá cao sự sáp nhập của các công ty để trở thành kết nối thành công giữa công nghệ và thương mại. Ông Hỷ mong muốn trong thời gian tới MJ cần quan tâm phát triển và đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của TP. Sở TTTT sẽ hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho MJ nói riêng và các doanh nghiệp nói chung về hạ tầng công nghệ thông tin cũng như các tiện ích để doanh nghiệp ngày càng phát triển.

 Hà Trang


(Theo website Nguyễn Bảo Hoàng )

Ra mắt tập đoàn MJ và công bố đầu tư trị giá 60 triệu USD của IDG Ventures Việt Nam


Sáng nay 7-9, Tập đoàn MJ đã chính thức ra mắt và công bố thỏa thuận đầu tư trị giá 60 triệu USD của IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-Net Global với MJ.

    Ông Lê Thái Hỷ, GĐ Sở Thông tin và Truyền thông (giữa), cùng với đại diện tập đoàn MJ, IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-net Global sau lễ ký kết

Ông Lê Thái Hỷ, GĐ Sở Thông tin và Truyền thông (giữa), cùng với đại diện tập đoàn MJ, IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-net Global sau lễ ký kết

Tập đoàn MJ là sự hợp nhất của nhà cung cấp dịch vụ bản đồ và địa điểm (Diadiem.com), công ty thương mại trực tuyến (nhommua.com), công ty cung ứng di động (Two.vn) và công ty dịch vụ kỹ thuật số (Two Media). Với sự hợp nhất này, MJ trở thành công ty thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến lớn nhất Việt Nam với gần 500 nhân viên làm việc tại TPHCM và Hà Nội.

Ông Tom Tran, Tổng Giám đốc của MJ, cho rằng với thỏa thuận 60 triệu USD với các nhà đầu tư, MJ trở thành công ty thương mại điện tử hàng đầu khu vực và trong 12 tháng tới sẽ tuyển thêm ít nhất 1.000 nhân viên ở các vị trí quản lý, kỹ thuật, hỗ trợ khách hàng và hành chính.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) Lê Thái Hỷ đánh giá cao sự sáp nhập của các công ty để trở thành kết nối thành công giữa công nghệ và thương mại. Ông Hỷ mong muốn trong thời gian tới MJ cần quan tâm phát triển và đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của TP. Sở TTTT sẽ hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho MJ nói riêng và các doanh nghiệp nói chung về hạ tầng công nghệ thông tin cũng như các tiện ích để doanh nghiệp ngày càng phát triển.

 Hà Trang


(Theo website Nguyễn Bảo Hoàng )

Ra mắt tập đoàn MJ và công bố đầu tư trị giá 60 triệu USD của IDG Ventures Việt Nam


Sáng nay 7-9, Tập đoàn MJ đã chính thức ra mắt và công bố thỏa thuận đầu tư trị giá 60 triệu USD của IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-Net Global với MJ.

    Ông Lê Thái Hỷ, GĐ Sở Thông tin và Truyền thông (giữa), cùng với đại diện tập đoàn MJ, IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-net Global sau lễ ký kết

Ông Lê Thái Hỷ, GĐ Sở Thông tin và Truyền thông (giữa), cùng với đại diện tập đoàn MJ, IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-net Global sau lễ ký kết

Tập đoàn MJ là sự hợp nhất của nhà cung cấp dịch vụ bản đồ và địa điểm (Diadiem.com), công ty thương mại trực tuyến (nhommua.com), công ty cung ứng di động (Two.vn) và công ty dịch vụ kỹ thuật số (Two Media). Với sự hợp nhất này, MJ trở thành công ty thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến lớn nhất Việt Nam với gần 500 nhân viên làm việc tại TPHCM và Hà Nội.

Ông Tom Tran, Tổng Giám đốc của MJ, cho rằng với thỏa thuận 60 triệu USD với các nhà đầu tư, MJ trở thành công ty thương mại điện tử hàng đầu khu vực và trong 12 tháng tới sẽ tuyển thêm ít nhất 1.000 nhân viên ở các vị trí quản lý, kỹ thuật, hỗ trợ khách hàng và hành chính.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) Lê Thái Hỷ đánh giá cao sự sáp nhập của các công ty để trở thành kết nối thành công giữa công nghệ và thương mại. Ông Hỷ mong muốn trong thời gian tới MJ cần quan tâm phát triển và đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của TP. Sở TTTT sẽ hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho MJ nói riêng và các doanh nghiệp nói chung về hạ tầng công nghệ thông tin cũng như các tiện ích để doanh nghiệp ngày càng phát triển.

 Hà Trang


(Theo website Nguyễn Bảo Hoàng )

Ra mắt tập đoàn MJ và công bố đầu tư trị giá 60 triệu USD của IDG Ventures Việt Nam


Sáng nay 7-9, Tập đoàn MJ đã chính thức ra mắt và công bố thỏa thuận đầu tư trị giá 60 triệu USD của IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-Net Global với MJ.

    Ông Lê Thái Hỷ, GĐ Sở Thông tin và Truyền thông (giữa), cùng với đại diện tập đoàn MJ, IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-net Global sau lễ ký kết

Ông Lê Thái Hỷ, GĐ Sở Thông tin và Truyền thông (giữa), cùng với đại diện tập đoàn MJ, IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-net Global sau lễ ký kết

Tập đoàn MJ là sự hợp nhất của nhà cung cấp dịch vụ bản đồ và địa điểm (Diadiem.com), công ty thương mại trực tuyến (nhommua.com), công ty cung ứng di động (Two.vn) và công ty dịch vụ kỹ thuật số (Two Media). Với sự hợp nhất này, MJ trở thành công ty thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến lớn nhất Việt Nam với gần 500 nhân viên làm việc tại TPHCM và Hà Nội.

Ông Tom Tran, Tổng Giám đốc của MJ, cho rằng với thỏa thuận 60 triệu USD với các nhà đầu tư, MJ trở thành công ty thương mại điện tử hàng đầu khu vực và trong 12 tháng tới sẽ tuyển thêm ít nhất 1.000 nhân viên ở các vị trí quản lý, kỹ thuật, hỗ trợ khách hàng và hành chính.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) Lê Thái Hỷ đánh giá cao sự sáp nhập của các công ty để trở thành kết nối thành công giữa công nghệ và thương mại. Ông Hỷ mong muốn trong thời gian tới MJ cần quan tâm phát triển và đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của TP. Sở TTTT sẽ hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho MJ nói riêng và các doanh nghiệp nói chung về hạ tầng công nghệ thông tin cũng như các tiện ích để doanh nghiệp ngày càng phát triển.

 Hà Trang


(Theo website Nguyễn Bảo Hoàng )

Ông Nguyễn Bảo Hoàng tham dự lễ khai giảng tại trường THPT chuyên Quốc học Huế


Chiều nay 2/9, tại thành phố Huế, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và đánh trống khai giảng năm học mới tại trường THPT chuyên Quốc học Huế – ngôi trường có bề dày lịch sử 115 năm. Tham dự lễ khai giảng có Tổng Giám Đốc IDG Ventures Vietnam ông Nguyễn Bảo Hoàng và Chủ tịch HĐQT CT quản lý quỹ đầu tư Bản Việt Bà Nguyễn Thanh Phượng.

Tổng Giám Đốc IDG Ventures Vietnam ông Nguyễn Bảo Hoàng

Tổng Giám Đốc IDG Ventures Vietnam ông Nguyễn Bảo Hoàng

Phát biểu với thày và trò trường THPT chuyên Quốc học Huế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, coi đây là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước, một nhân tố có ý nghĩa quyết định để xoá đói giảm nghèo, đẩy mạnh công nghiệp hoá, phát triển nhanh – bền vững.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh trống khai giảng năm học mới

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh trống khai giảng năm học mới

Đến nay nền giáo dục nước ta đã có bước phát triển đáng kể. Hệ thống và mạng lưới giáo dục ngày càng được hoàn thiện; quy mô tăng nhanh; chất lượng không ngừng được nâng lên. Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được đặc biệt quan tâm…

Thành tựu chung đó có sự đóng góp tích cực của mỗi thầy cô giáo, mỗi em học sinh, của từng trường học, từng cơ sở giáo dục đào đạo, từng cán bộ và đơn vị quản lý giáo dục, cũng như sự quan tâm chăm lo của các bậc phụ huynh, của mỗi gia đình, mỗi dòng họ và toàn xã hội, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế và Trường THPT chuyên Quốc Học Huế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

Chúng ta rất đỗi tự hào đây là ngôi trường có bề dày lịch sử vẻ vang, yêu nước và cách mạng, nơi mà nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhà nước, nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà giáo dục lỗi lạc của dân tộc ta đã từng học tập, giảng dạy, rèn tâm, luyện trí, truyền lửa cho các thế hệ đời sau. Đặc biệt, chính tại ngôi trường này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng học tập, nung nấu ý chí cách mạng, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước và trở thành lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Về năm học 2011 – 2012, theo Thủ tướng, có ý nghĩa đặc biệt, là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020…

Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị, ngành Giáo dục nói chung, trong đó có ngành giáo dục Thừa Thiên Huế phải khẩn trương xây dựng và triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế; tập trung đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng mong muốn, trường THPT chuyên Quốc học Huế cũng như các nhà trường trên địa bàn Thừa Thiên Huế và cả nước tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và kết quả đã đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế, vượt qua khó khăn, thi đua dạy tốt học tốt, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của năm học mới, trong đó tập trung làm tốt một số nội dung như quan tâm xây dựng tập thể sư phạm nhà trường ngày càng vững mạnh về mọi mặt, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cả về số lượng và chất lượng, gắn với việc đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo“.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nỗ lực thi đua dạy tốt học tốt, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của năm học mới

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nỗ lực thi đua dạy tốt học tốt, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của năm học mới

Làm tốt công tác giáo dục toàn diện, đào tạo thế hệ trẻ phát triển cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ; phối hợp thật tốt việc dạy văn hóa với giáo dục đạo đức, pháp luật, lý tưởng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tích cực đổi mới các hình thức sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, kết hợp thật tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội để quản lý, giáo dục học sinh có hiệu quả, thu hút học sinh vào các hoạt động lành mạnh, hữu ích.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắn nhủ cũng như động viên các em học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập; cố gắng chăm ngoan học giỏi…

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể, các bậc cha mẹ học sinh cùng toàn thể nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như trong cả nước phải luôn quan tâm chăm lo và đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người”, tạo điều kiện tốt hơn, đầy đủ hơn cho việc học tập, rèn luyện và phấn đấu của con em chúng ta.

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc


(Theo website Nguyễn Bảo Hoàng )

Doanh nhân Việt làm Lãnh sự danh dự Bồ Đào Nha


Một người Việt Nam vừa được đại diện của Bồ Đào Nha trao “quyết định lãnh sự danh dự” của nước này ở Hà Nội hôm nay.

Ông Trần Kim Chung, Chủ tịch Tập đoàn C.T Group (trái) được Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng (phải) trao “Quyết định Lãnh sự Danh dự” của Bồ Đào Nha ở Hà Nội ngày 5/9.

Ông Trần Kim Chung, Chủ tịch Tập đoàn C.T Group (trái) được Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng (phải) trao “Quyết định Lãnh sự Danh dự” của Bồ Đào Nha ở Hà Nội ngày 5/9.

Ông Trần Kim Chung, chủ tịch tập đoàn CT Group, cũng là công dân đầu tiên của Việt Nam được nhận “Quyết định lãnh sự danh dự” của Bồ Đào Nha tại Hà Nội. Cùng ngày, ông Chung đã cùng đoàn Đại sứ Bồ Đào Nha có buổi làm việc với Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành liên quan, UBND TP Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp.

Theo phái đoàn ngoại giao Bồ Đào Nha, sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt trong việc tăng cường quan hệ giao thương giữa hai nước. Hiện Bồ Đào Nha chưa có sứ quán tại Việt Nam nên ông Chung sẽ là đầu mối để thực hiện các chương trình xúc tiến hợp tác kinh tế và giao lưu văn hóa giữa hai nước, quảng bá hình ảnh đất nước Bồ Đào Nha đến với người dân Việt Nam và ngược lại.

Ông Chung có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, bán lẻ, xây dựng, đầu tư tài chính, ẩm thực giải trí, dịch vụ sức khỏe giáo dục, đồn điền, khai thác khoáng sản và du lịch sinh thái.

Hơn 30 năm kinh doanh, ông Chung đã tham gia nhiều hoạt động cộng đồng. Ông là Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam 2011; Doanh nhân tiêu biểu Sài Gòn 2009 và 2010; Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam – Maylaysia; Chi hội trưởng chi hội hữu nghị Việt – Trung; Chi hội trưởng chi hội hữu nghị Việt – Mỹ.

Hà Thanh


(Theo website Nguyễn Bảo Hoàng )

Chứng khoán thế giới tăng giảm đan xen


Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9 (vào rạng sáng nay, 2.9, giờ VN), sàn chứng khoán Phố Wall (Mỹ) và châu Á đã bất ngờ quay đầu giảm trong khi chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng điểm.

Chốt phiên 1.9, chỉ số thị trường S&P 500 của Mỹ giảm 1,2%, chốt phiên ở mức 1.204,42 điểm. Trong 4 phiên vừa qua, chỉ số này đã phục hồi được 5,1%. Chỉ số Dow Jones Industrial để mất 119,96 điểm ngay trong phiên đầu tháng, tương đương giảm 1%, xuống chốt phiên ở mức 11.493,57 điểm.

Nhiều thị trường chứng khoán tại Mỹ và châu Á đã mất điểm ngay trong phiên đầu tháng

Nhiều thị trường chứng khoán tại Mỹ và châu Á đã mất điểm ngay trong phiên đầu tháng

Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến Phố Wall đi xuống trong phiên này là tác động của thông tin từ thị trường lao động. Các chuyên gia dự báo số việc làm được tạo mới trong tháng 8 vừa qua tại Mỹ (không kể ngành nông nghiệp) đã tăng khoảng 68.000 việc làm, trong khi đó, mức tăng đạt được của tháng 7 lên tới 117.000 việc làm mới.

Trong phiên này, toàn bộ 10 nhóm ngành đóng góp vào S&P 500 đều mất điểm. Nhóm cổ phiếu tài chính giảm mạnh nhất với 2,4%. Chỉ số KBW Bank với sự đóng góp của 24 mã cổ phiếu ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã giảm mạnh tới 3%.

* Tại châu Âu, chứng khoán ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp, chuỗi tăng điểm dài nhất trong vòng hơn 1 tháng qua sau báo cáo về tăng trưởng của khu vực sản xuất của Mỹ trong tháng 8.

Chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực tăng 0,6%. Trong tháng 8, chỉ số này đã giảm tới 11%, là tháng giảm kỷ lục nhất kể từ tháng 10.2008.

Cổ phiếu của các ngân hàng trong khu vực cũng tăng khá mạnh trong phiên này. Đặc biệt, cổ phiếu của các ngân hàng Anh tăng đáng kể sau khi có thông tin chính phủ Anh sẽ hoãn việc cải tổ các ngân hàng cho tới kỳ bầu cử tiếp theo nhằm tránh những tác động tiêu cực tới nền kinh tế quốc gia. Cổ phiếu của Royal Bank of Scotland tăng 8,2%. Cổ phiếu của Barclays tăng 5,6%. Cổ phiếu của Lloyds Banking Group tăng 6,2%.

Tổng kết các thị trường chứng khoán cấp quốc gia trong khu vực: Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng nhẹ 0,45%, lên thành 5.418,65 điểm; CAC 40 của Pháp tăng 0,28%, chốt phiên ở mức 3.265,83 điểm; DAX của Đức giảm 0,94%, xuống còn 5.730,63 điểm.

Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha tăng 0,49%; FTSE MIB của Ý tăng 0,69%; ISEQ của Ireland tăng 0,98%.

* Tại châu Á, chỉ số MSCI Asia Pacific giảm 0,4%, làm gián đoạn chuỗi 6 ngày tăng điểm liên tiếp.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,78%, xuống còn 8.990,13 điểm; HSI của Hồng Kông tăng nhẹ 0,25%, chốt phiên ở mức 20.585,3 điểm.

Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm 0,43%; KOSPI (Hàn Quốc) tăng 0,04%; S&P/ASX 200 của Úc giảm 0,81%.

Thu Hạnh


(Theo website Nguyễn Bảo Hoàng )

Chứng khoán thế giới tăng giảm đan xen


Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9 (vào rạng sáng nay, 2.9, giờ VN), sàn chứng khoán Phố Wall (Mỹ) và châu Á đã bất ngờ quay đầu giảm trong khi chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng điểm.

Chốt phiên 1.9, chỉ số thị trường S&P 500 của Mỹ giảm 1,2%, chốt phiên ở mức 1.204,42 điểm. Trong 4 phiên vừa qua, chỉ số này đã phục hồi được 5,1%. Chỉ số Dow Jones Industrial để mất 119,96 điểm ngay trong phiên đầu tháng, tương đương giảm 1%, xuống chốt phiên ở mức 11.493,57 điểm.

Nhiều thị trường chứng khoán tại Mỹ và châu Á đã mất điểm ngay trong phiên đầu tháng

Nhiều thị trường chứng khoán tại Mỹ và châu Á đã mất điểm ngay trong phiên đầu tháng

Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến Phố Wall đi xuống trong phiên này là tác động của thông tin từ thị trường lao động. Các chuyên gia dự báo số việc làm được tạo mới trong tháng 8 vừa qua tại Mỹ (không kể ngành nông nghiệp) đã tăng khoảng 68.000 việc làm, trong khi đó, mức tăng đạt được của tháng 7 lên tới 117.000 việc làm mới.

Trong phiên này, toàn bộ 10 nhóm ngành đóng góp vào S&P 500 đều mất điểm. Nhóm cổ phiếu tài chính giảm mạnh nhất với 2,4%. Chỉ số KBW Bank với sự đóng góp của 24 mã cổ phiếu ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã giảm mạnh tới 3%.

* Tại châu Âu, chứng khoán ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp, chuỗi tăng điểm dài nhất trong vòng hơn 1 tháng qua sau báo cáo về tăng trưởng của khu vực sản xuất của Mỹ trong tháng 8.

Chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực tăng 0,6%. Trong tháng 8, chỉ số này đã giảm tới 11%, là tháng giảm kỷ lục nhất kể từ tháng 10.2008.

Cổ phiếu của các ngân hàng trong khu vực cũng tăng khá mạnh trong phiên này. Đặc biệt, cổ phiếu của các ngân hàng Anh tăng đáng kể sau khi có thông tin chính phủ Anh sẽ hoãn việc cải tổ các ngân hàng cho tới kỳ bầu cử tiếp theo nhằm tránh những tác động tiêu cực tới nền kinh tế quốc gia. Cổ phiếu của Royal Bank of Scotland tăng 8,2%. Cổ phiếu của Barclays tăng 5,6%. Cổ phiếu của Lloyds Banking Group tăng 6,2%.

Tổng kết các thị trường chứng khoán cấp quốc gia trong khu vực: Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng nhẹ 0,45%, lên thành 5.418,65 điểm; CAC 40 của Pháp tăng 0,28%, chốt phiên ở mức 3.265,83 điểm; DAX của Đức giảm 0,94%, xuống còn 5.730,63 điểm.

Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha tăng 0,49%; FTSE MIB của Ý tăng 0,69%; ISEQ của Ireland tăng 0,98%.

* Tại châu Á, chỉ số MSCI Asia Pacific giảm 0,4%, làm gián đoạn chuỗi 6 ngày tăng điểm liên tiếp.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,78%, xuống còn 8.990,13 điểm; HSI của Hồng Kông tăng nhẹ 0,25%, chốt phiên ở mức 20.585,3 điểm.

Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm 0,43%; KOSPI (Hàn Quốc) tăng 0,04%; S&P/ASX 200 của Úc giảm 0,81%.

Thu Hạnh


(Theo website Nguyễn Bảo Hoàng )

Chứng khoán thế giới tăng giảm đan xen


Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9 (vào rạng sáng nay, 2.9, giờ VN), sàn chứng khoán Phố Wall (Mỹ) và châu Á đã bất ngờ quay đầu giảm trong khi chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng điểm.

Chốt phiên 1.9, chỉ số thị trường S&P 500 của Mỹ giảm 1,2%, chốt phiên ở mức 1.204,42 điểm. Trong 4 phiên vừa qua, chỉ số này đã phục hồi được 5,1%. Chỉ số Dow Jones Industrial để mất 119,96 điểm ngay trong phiên đầu tháng, tương đương giảm 1%, xuống chốt phiên ở mức 11.493,57 điểm.

Nhiều thị trường chứng khoán tại Mỹ và châu Á đã mất điểm ngay trong phiên đầu tháng

Nhiều thị trường chứng khoán tại Mỹ và châu Á đã mất điểm ngay trong phiên đầu tháng

Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến Phố Wall đi xuống trong phiên này là tác động của thông tin từ thị trường lao động. Các chuyên gia dự báo số việc làm được tạo mới trong tháng 8 vừa qua tại Mỹ (không kể ngành nông nghiệp) đã tăng khoảng 68.000 việc làm, trong khi đó, mức tăng đạt được của tháng 7 lên tới 117.000 việc làm mới.

Trong phiên này, toàn bộ 10 nhóm ngành đóng góp vào S&P 500 đều mất điểm. Nhóm cổ phiếu tài chính giảm mạnh nhất với 2,4%. Chỉ số KBW Bank với sự đóng góp của 24 mã cổ phiếu ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã giảm mạnh tới 3%.

* Tại châu Âu, chứng khoán ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp, chuỗi tăng điểm dài nhất trong vòng hơn 1 tháng qua sau báo cáo về tăng trưởng của khu vực sản xuất của Mỹ trong tháng 8.

Chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực tăng 0,6%. Trong tháng 8, chỉ số này đã giảm tới 11%, là tháng giảm kỷ lục nhất kể từ tháng 10.2008.

Cổ phiếu của các ngân hàng trong khu vực cũng tăng khá mạnh trong phiên này. Đặc biệt, cổ phiếu của các ngân hàng Anh tăng đáng kể sau khi có thông tin chính phủ Anh sẽ hoãn việc cải tổ các ngân hàng cho tới kỳ bầu cử tiếp theo nhằm tránh những tác động tiêu cực tới nền kinh tế quốc gia. Cổ phiếu của Royal Bank of Scotland tăng 8,2%. Cổ phiếu của Barclays tăng 5,6%. Cổ phiếu của Lloyds Banking Group tăng 6,2%.

Tổng kết các thị trường chứng khoán cấp quốc gia trong khu vực: Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng nhẹ 0,45%, lên thành 5.418,65 điểm; CAC 40 của Pháp tăng 0,28%, chốt phiên ở mức 3.265,83 điểm; DAX của Đức giảm 0,94%, xuống còn 5.730,63 điểm.

Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha tăng 0,49%; FTSE MIB của Ý tăng 0,69%; ISEQ của Ireland tăng 0,98%.

* Tại châu Á, chỉ số MSCI Asia Pacific giảm 0,4%, làm gián đoạn chuỗi 6 ngày tăng điểm liên tiếp.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,78%, xuống còn 8.990,13 điểm; HSI của Hồng Kông tăng nhẹ 0,25%, chốt phiên ở mức 20.585,3 điểm.

Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm 0,43%; KOSPI (Hàn Quốc) tăng 0,04%; S&P/ASX 200 của Úc giảm 0,81%.

Thu Hạnh


(Theo website Nguyễn Bảo Hoàng )